Ngày 1-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2. Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư.


Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Tết Nguyên đán vừa qua, Chính phủ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện hiệu quả những nội dung chăm lo cho nhân dân, kể cả những vùng bị thiên tai. Ngay sau Tết, Chính phủ đã có chủ trương ra quân kịp thời. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể đã tích cực chăm lo Tết cho nhân dân.

Thủ tướng cũng nêu bật bức tranh kinh tế tháng 2 và hai tháng qua tích cực, toàn diện, kinh tế vĩ mô ổn định. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa, duy trì lạm phát ở mức thấp. Chính vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động theo dõi sát tình hình, đề xuất Chính phủ những giải pháp phù hợp, nhất là động thái các nước lớn, diễn biến trên thị trường. Việc phản ứng chính sách của các cơ quan nhà nước nhất là bộ kinh tế tổng hợp đặt ra cấp bách; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành; kiên trì thực hiện phương châm hành động 10 chữ của Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương đều phải có phương châm hành động cụ thể. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra chống tình trạng trì trệ,"trên nóng dưới lạnh”; cả hệ thống phải chuyển động để phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, chống bệnh thành tích, khoa trương. Những người lãnh đạo phải tạo cảm hứng, quan tâm khát vọng một Việt Nam thịnh vượng để mọi cấp mọi ngành có tinh thần, sức chiến đấu mới. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND, lãnh đạo các cơ quan phải quán triệt tinh thần này. Các cơ quan T.Ư đến địa phương, người dân, doanh nghiệp phải vào cuộc để phát triển thị trường, chỉ đạo sản xuất gắn với thị trường.

Thủ tướng chỉ đạo Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành tập trung chỉ đạo đầu năm, trong đó có việc sẽ tổ chức mười hội nghị chuyên đề lớn, cùng với đó là những đợt kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết của T.Ư... Chính phủ xác định công tác xây dựng thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Do đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, nếu thấy thủ tục nào không cần thiết thì phải bãi bỏ ngay. Chúng ta phải xây dựng các trung tâm hành chính công thực sự hiệu quả, vì người dân và doanh nghiệp.

Đề cập nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không thể chủ quan, lơ là với tình hình bởi khả năng chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế. Do đó ưu tiên cao nhất là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ động điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp, thận trọng kết hợp chính sách tài khoá đồng bộ và các biện pháp khác để ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện tái cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, tích cực xử lý nợ xấu; kiểm soát tốt thị trường tín dụng tiêu dùng, bất động sản, chứng khoán; bảo đảm tín dụng cho sản xuất, kinh doanh. Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước xử lý vấn đề này. Các Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Công thương... hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc tăng giá dịch vụ thiết yếu phải tính toán kỹ và phải được Chính phủ xem xét, thông qua.

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt giải ngân vốn đầu tư công. Yêu cầu các bộ, ngành thực hiện chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện tốt, tạo chuyển biến ngay trong tháng 3 này. Tăng cường thanh kiểm tra trong quá trình đầu tư công, nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý các cá nhân, tổ chức làm chậm trễ, sai phạm trong đầu tư công.

Tăng cường hiệu lực công tác quản lý đấu thầu, khắc phục tình trạng yếu kém trong đấu thầu, tăng cường thực hiện đấu thầu qua mạng. Có đối sách kịp thời trước sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn, đối tác lớn.

Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách nhà nước; tăng cường chống chuyển giá, trốn thuế; tiết kiệm chi ngân sách, hạn chế chi thường xuyên, hội họp, mua sắm, đi nước ngoài; có giải pháp mạnh mẽ bảo vệ sản xuất trong nước; chống buôn luậu, gian lận thương mại, hàng giả. Chống sói mòn cơ sở tính thuế, mở rộng diện thu thuế, nhất là thuế dịch vụ. Xây dựng kịch bản tăng trưởng cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, sản phẩm. Thúc đẩy tăng trưởng ngay từ những tháng đầu năm, có đối sách kịp thời là những nội dung quan trọng trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Bộ Kê hoạch và Đầu tư phải trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết 19 mới của Chính phủ về tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung một số nội dung chính, nhất là cắt giảm các điều kiện kinh doanh, đơn giản rút ngắn thời gian cấp giấy phép thực hiện đầu tư dự án... Khẩn trương hoàn thiện một số dự án hạ tầng quan trọng. Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động xã hội hoá để phát triển hạ tầng. Đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu kinh tế thực chất, hiệu quả hơn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh. Tích cực chỉ đạo xử lý 12 dự án thua lỗ, kéo dài; giám sát chặt các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, không để các đơn vị này rơi vào khó khăn, thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Tăng cường cổ phần hóa các doanh nghiệpNN, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Tăng cường thu hút du lịch; xây dựng nguồn nhân lực quốc gia đáp ứng nền kinh tế hiện đại, nhất là trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tiếp tục đổi mới giáo dục. Các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết các khó khăn để phát triển các khu kinh tế, khu công nghệ cao đã được quy hoạch, phát triển hạ tầng để nhanh chóng đưa các khu này thành động lực phát triển kinh tế địa phương, vùng; trở thành trung tâm công nghệ cao, đổi mới sáng tạo. Tiếp tục đề xuất các biện pháp để cắt giảm chi phí đầu vào, lãi suất cho doanh nghiệp. Làm tốt công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm, triệt để những vấn đề đang gây bức xúc dư luận xã hội.

* Chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Rà soát kỹ chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, số lượng ứng viên, chất lượng khoa học của ứng viên chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm nay nhìn chung tăng hơn so năm trước. Việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên tạp chí nước ngoài chưa phải là bắt buộc nhưng năm 2017 có tới 5.316 bài của các ứng viên được đăng ở các tạp chí nước ngoài, tăng gấp 2,1 lần so năm 2016. Năng lực ngoại ngữ các ứng viên cải thiện nhiều, nhất là số học ở nước ngoài về. Có tổng số 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn, đạt tỷ lệ 79,76%, xấp xỉ những năm trước. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước tổ chức rà soát lại kỹ lưỡng, nếu có trường hợp ứng viên không đáp ứng tiêu chuẩn thì kiên quyết loại. Chủ tịch Hội đồng đã thành lập tổ công tác để bảo đảm tính khách quan trong rà soát. Đối với trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo thì sẽ xem xét theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết thêm, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm chất lượng nhà khoa học Việt Nam. Liên quan vấn đề này, Bộ GD-ĐT đã chính thức báo cáo Thủ tướng, trong đó có 94 ứng viên được phản ánh hồ sơ chưa đủ giờ giảng dạy, chưa đủ bài báo, nghiên cứu khoa học.... Hội đồng đang tiếp tục rà soát. Thủ tướng cũng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT, Hội đồng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo. Tới đây, tại phiên họp Thường trực Chính phủ, Bộ GD-ĐT tiếp tục báo cáo rõ hơn vấn đề này. Theo Bộ trưởng, bất cứ lãnh đạo nào đủ điều kiện thì có thể tham gia ứng viên, nhưng vấn đề phải đi vào thực chất, chất lượng.

Thận trọng đánh giá việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Về vấn đề mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, đại diện Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GTVT thuê tư vấn nước ngoài để lập hoàn toàn khách quan, Bộ đã thuê tư vấn Pháp và đã báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng và đã nhận được phản biện của các chuyên gia. Mới đây, Bộ GTVT đã cùng với Bộ Tài nguyên họp với các bên liên quan và có sự phản biện. Quan điểm của Bộ là phải đặt quy hoạch này trong bối cảnh chung cũng như việc đưa sân bay Long Thành vào khai thác năm 2025. Những ý kiến phản biện của TP Hồ Chí Minh và chuyên gia thì Bộ rất hoan nghênh và cần phải xem hiệu quả khi đi vào hoạt động. Tới đây, Bộ giải trình vấn đề này với Chính phủ trong tháng 3.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết thêm, Chính phủ cho Bộ GTVT thuê tư vấn nước ngoài để đánh giá toàn diện; TP Hồ Chí Minh chủ động lập nhóm nghiên cứu của thành phố. Quan điểm hai nhóm khác nhau là bình thường. Tuần tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ họp nghe các bên tư vấn, Bộ GTVT báo cáo cụ thể.

TheoNhanDan

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục