Ngày 26-6, Bộ Công thương cho biết, Việt Nam – EU đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định Thương mại tự do song phương và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.


Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách thương mại Cecilia Malmström.

Tại phiên làm việc giữa Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom vào ngày 25 tháng 6 năm 2018 tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ, hai bên đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Cao ủy EU và Bộ trưởng Công thương Việt Nam cùng thống nhất sớm trình các cơ quan có thẩm quyền của hai bên để có thể tiến tới chính thức ký kết và sau đó là phê chuẩn cả hai Hiệp định.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA) được Lãnh đạo Việt Nam và EU tuyên bố kết thúc đàm phán vào ngày 2-12-2015 và hai bên đã rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết. Tuy nhiên, sau đó có thay đổi liên quan đến quy trình phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU.

Theo các quy định mới của EU, tương tự như đối với các đối tác khác của EU như Nhật Bản và Singapore, EU đã đề xuất tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng (gọi là Hiệp định Bảo hộ đầu tư – IPA).

Sau một thời gian trao đổi tích cực, hai bên đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) được tách ra từ Hiệp định EVFTA trước đây. Sau đây, hai Hiệp định sẽ được trình các cơ quan có thẩm quyền để có thể sớm đi đến ký kết và phê chuẩn theo đúng quy trình pháp luật của hai bên.

Việt Nam và EU cũng đã thảo luận lộ trình hợp tác trong thời gian tới để có thể bảo đảm tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai bên, trong đó có việc EU giúp đỡ Việt Nam nâng cao năng lực để có thể tận dụng hiệu quả Hiệp định FTA khi được ký kết và đưa vào thực thi. Khuôn khổ hỗ trợ này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục xây dựng hệ thống pháp lý, hỗ trợ triển khai các cam kết trong Hiệp định FTA, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, v.v... hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng cường các hoạt động thương mại và đầu tư song phương trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 12 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên hơn 50,4 tỷ USD năm 2017; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng13,6 lần (từ 2,8 tỷ USD lên hơn 38,3 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 9 lần (1,3 tỷ USD lên 12,1 tỷ USD). Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản.

EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Tính đến năm 2017, đã có 24 trong số 28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với khoảng 2000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 21,5 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ.

 

      TheoNhandan.com.vn

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Thu hút 173 dự án đầu tư

(HBĐT)- 6 tháng đầu năm nay, huyện Lương Sơn thu hút 6 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 518.061 triệu đồng, nâng tổng số dự án đầu tư trên toàn huyện lên 173 dự án, trong đó có 19 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 286, 379 triệu USD; 154 dự án trong nước với tổng số vốn trên 14.912 tỉ đồng.

Huyện Yên Thủy: Trên 6.000 hộ đăng ký sản xuất - kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 6/2018, Hội Nông dân huyện Yên Thủy đã phát động cán bộ, hội viên tích cực thực hiện phong trào "Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Kết quả đã có 6.026 hộ đăng ký, trong đó cấp T.ư 35 hộ, cấp tỉnh 389 hộ, cấp huyện 1.187 hộ, cấp xã 4.415 hộ.

Gieo gần 160 tấn mạ vụ mùa

(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay toàn tỉnh cấy được 15.386 ha lúa, trồng trên 30.200 ha màu. Hiện tại, các địa phương tập trung thu hoạch nhanh lúa và cây màu, giải phóng đất phục vụ sản xuất vụ mùa, hè - thu đảm bảo khung thời vụ.

Xúc tiến hợp tác thương mại Việt - Lào

Với chủ đề "Hữu nghị, hợp tác và phát triển”, Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào 2018 do Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì phối hợp Bộ Công thương Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng CHDCND Lào sẽ được tổ chức từ ngày 28-6 đến 2-7 năm 2018 tại Trung tâm Hội nghị - Triển lãm quốc tế (Lao - Itecc), Thủ đô Viêng Chăn (Lào).

Dấu ấn công nghiệp thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Để xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, thời gian qua, thành phố Hòa Bình đã đầu tư phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp được tập trung đầu tư tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất- kinh doanh.

Nhân rộng hiệu quả dự án giảm nghèo ở xã Mông Hóa

(HBĐT) - Được cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn giới thiệu, chúng tôi đến thăm dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo "nuôi ong lấy mật” tại xã Mông Hóa. Đưa chúng tôi đi thăm thực tế mô hình, chị Nguyễn Thị Hương, cán bộ KN-KL xã Mông Hóa chia sẻ: Xã có 12 xóm, hầu hết các xóm đều gần đồi nên mô hình nuôi ong lấy mật khá phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy chưa tổng kết nhưng mô hình bước đầu được đánh giá cao, bà con rất phấn khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục