Chiều 26-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ có buổi làm việc tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) về tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của Tập đoàn. Cùng dự, có Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy T.Ư, Bộ trưởng Quốc phòng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan T.Ư.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cán bộ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Tập đoàn Viettel giới thiệu khái quát về những thành tựu phát triển của Viettel trong lịch sử gần 30 năm. Theo đó, Viettel đã có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới, sở hữu khoảng 100 triệu khách hàng, trở thành một trong 15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. Tập đoàn đã phát triển nhiều ngành nghề mới như ngành công nghiệp điện tử viễn thông, ngành công nghiệp vũ khí công nghệ cao, ngành công nghiệp an ninh mạng… Mục tiêu của Viettel tới năm 2020 là trở thành một Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao, viễn thông, với tăng trưởng 10 đến 15%/năm; đặt chỉ tiêu sẽ đạt doanh thu từ 350 nghìn đến 400 nghìn tỷ đồng, với lợi nhuận trước thuế 50 nghìn đến 55 nghìn tỷ đồng và vào tốp 10 công ty viễn thông toàn cầu.

Phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực vượt bậc, xuất sắc của Viettel và cho rằng, Viettel là thí dụ điển hình khích lệ cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội cho Việt Nam và Viettel đi đầu trong công cuộc này.

Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về văn hóa và tinh thần Viettel, thể hiện rõ trong hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh. Viettel gắn liền nghiên cứu và phát triển trong khi các tập đoàn khác chưa làm tốt công việc này. Tập đoàn đã phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thu hút nhiều nhân tài, chuyên gia giỏi; nhiều viện nghiên cứu, nhiều cán bộ, kỹ sư giỏi tham gia đội ngũ Viettel... với những bước đi phù hợp, "lấy ngắn nuôi dài”, phát triển công nghiệp viễn thông, từ đó phát triển sang lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, tạo đột phá trong các chương trình phát triển. Các thế lực thù địch luôn phê phán doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nhưng Viettel đã minh chứng vai trò quan trọng của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ cùng Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện, cơ chế, chính sách phù hợp cho Viettel phát triển.

Thủ tướng lưu ý, Viettel cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy để tiếp tục phát triển nhân lực chất lượng cao, năng lực quản trị tập đoàn; huy động nguồn lực trong đó có các dự án đầu tư ra nước ngoài. Chú ý chính sách pháp lý nước ngoài, tuân thủ pháp luật nước sở tại, hạn chế rủi ro mất vốn đầu tư ra nước ngoài.

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Viettel tiếp tục phát triển công nghiệp viễn thông, khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này; tập trung thực hiện thành công các dự án, chương trình quan trọng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho quân đội ngày một mạnh hơn; xây dựng và phát triển Viettel thành tập đoàn nổi tiếng trong khu vực...

Chính phủ đề nghị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Viettel với tinh thần dám nghĩ dám làm, cần đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, lan tỏa ra các lĩnh vực, kể cả các sản phẩm dịch vụ an ninh mạng, nâng cao năng lực chiến đấu cho quân đội, ngăn chặn hiệu quả các cuộc tiến công. Làm chủ công nghệ cao, nhất là sản xuất các sản phẩm quốc phòng công nghệ cao. Xây dựng mô hình tổ chức tập đoàn phẳng, thông minh, có cơ chế quản lý, hiện đại, hướng tới khách hàng; tinh gọn, hiệu quả hơn nữa trong hoạt động. Tiếp tục thực hiện hiệu quả mô hình đặc biệt của Viettel. Tiếp tục đóng vai trò là dẫn dắt trong ngành viễn thông. Tăng cường đoàn kết, kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tinh thần "Kỷ luật là sức mạnh của Quân đội”; không chủ quan, thỏa mãn; đề cao tính bảo mật, tăng cường quản lý nội bộ. Chú trọng nâng cao thu nhập cho người lao động...

* Tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác Chính phủ đã trực tiếp thăm và nghe báo cáo về các sản phẩm nghiên cứu công nghệ cao của Viettel.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục