(HBĐT) - Xác định cây mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh trong phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, tỉnh ta đã xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía đường. Với mục đích hướng tới sản xuất bền vững, vấn đề không chỉ dừng lại ở mở rộng quy mô diện tích mà còn phải thay thế giống mía cũ bằng giống mới có năng suất cao hơn, đẩy mạnh cơ giới hóa để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh có nguy cơ tiếp tục không đạt kế hoạch sau nhiều năm khó khăn.


Thực trạng sản xuất mía nguyên liệu

Diện tích, năng suất, sản lượng mía nguyên liệu của tỉnh giai đoạn 2011 - 2018 không ổn định và có xu hướng giảm. Năm 2018, diện tích mía nguyên liệu chỉ còn khoảng gần 1.300 ha, năng suất bình quân 53,8 tấn/ha, sản lượng mía nguyên liệu giảm còn khoảng 69.000 tấn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất đường của Công ty CP mía đường Hòa Bình.

Nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu nhiều năm không đạt kế hoạch do thu nhập từ cây mía thấp hơn so với nhiều cây trồng khác. Qua tính toán, thu nhập bình quân của người trồng mía khoảng từ 55 - 60 triệu đồng/ha, chi phí khoảng 35 triệu đồng/ha; lợi nhuận khoảng từ20 - 25 triệu đồng/ha. So với mía ăn tươi và một số cây trồng khác, mức lợi nhuận này rất thấp nên hiện tượng người dân bỏ trồng mía nguyên liệu đã xảy ra. Do đó, khả năng cây mía bị cây ăn quả lấn át trong thời gian tới là vấn đề cần được quan tâm để ổn định diện tích mía, nhất là mía nguyên liệu.

Sự thiếu hụt lao động trong sản xuất cũng là nguyên nhân khiến diện tích mía giảm mạnh. Những năm gần đây, các khu công nghiệp phát triển đã thu hút một lực lượng lớn lao động từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, dẫn đến thiếu hụt lao động, nhất là trong thời vụ trồng và thu hoạch mía. Thiếu lao độngdẫn đến chi phí thuê nhân công tăng. Tại các địa phương, chi phí chặt mía, làm cỏ mía hiệntừ 150.000 - 180.000 đồng/buổi, tăng 20 - 25% so với năm 2016. Chi phí này chiếm từ 30% trở lên tổng thu nhập từ trồng mía, khiến nhiều hộ gia đình không có lãi hoặc lãi rất thấp.

 

Xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) tiếp tục phát triển vùng mía nguyên liệu.

Bên cạnh đó, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, diện tích manh mún, chủ yếu sản xuất quy mô hộ gia đình; việc thành lập các hợp tác xã liên kết trồng mía hạn chế; công tác cung ứng mía giống, giám sát chất lượng mía giống hạn chế, chất lượng giống trồng chưa được đảm bảo... cũng là tác nhân khiến việc mở rộng diện tích mía nguyên liệu gặp khó.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu khó mở rộng, như việc cơ giới hóa vào sản xuất mới chỉ ứng dụng được trong khâu làm đất, vận chuyển. Thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của mía;nhiều diện tích mía đã canh tác nhiều năm chưa được luân canh làm gia tăng sâu bệnh hại,giảm năng suất mía nguyên liệu; chu kỳ thu hoạch của vườn mía giảmlàm tăng chi phí trồng lại…

Những năm gần đây, do sử dụng giống mới và áp dụng tiến bộ KHKT nên trữ đường của các vùng mía nguyên liệu có tăng nhưng không nhiều. Trữ đường bình quân đạt từ 10 CCS (bình quân chung cả nước là 9,9 CCS), hiệu suất chế biến đường đạt mức 10 tấn mía nguyên liệu/1 tấn đường, đáp ứng được yêu cầu chế biến đường công nghiệp.Khả năng đáp ứng vùng nguyên liệu cho công ty mía đường Hòa Bình chỉ đáp ứng được khoảng 60% công suất thiết kế (CSTK) của Công ty CP Mía đường Hòa Bình, do vùng mía nguyên liệu chưa ổn định. Năm 2018, giá trị sản xuất mía nguyên liệu là 69.087 triệu đồng, chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị sản xuất mía.

Lời giải tăng năng suất, chất lượng

Thực tế cho thấy, diện tích trồng mía nguyên liệu nhỏ lẻ, phân tán,chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất hàng hoá mang tính tập trung, công nghiệp. Năng suất mía bình quân rất thấp, hiệu suất thu hồi đường thấp, quy mô, công suất nhà máy đường nhỏ, chi phí sản xuất đường cao hơn so với nhiều nhà máy đường trong nước và trong khu vực... dẫn tới giá thành đường cao, khả năng cạnh tranh thấp, người nông dân chưa yên tâm sản xuất. Cùng với đó, chưa có cơ chế hỗ trợ cho nông dân ổn định sản xuất mía. Việc bố trí vùng nguyên liệu chưa hợp lýlàm chi phí vận chuyển từ một số vùng nguyên liệu đến nhà máy tương đối cao.

Tháo gỡ khó khăn trong mở rộng diện tích, việc nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu được coi là lời giải thiết thực, hiệu quả nhất cho ngành mía đường. Hiện, Công ty CP Mía đường Hòa Bình đã triển khai các mô hình thâm canh mía nguyên liệu, điều chỉnh cơ cấu, bộ giống có năng suất, chất lượng cao;tiếp tục khảo nghiệm các giống mía để theo dõi, đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu, khả năng chống chịu sâu bệnh và cho năng suất của các giống để làm cơ sở lựa chọn bộ giống tốt, phục vụ cho phát triển vùng mía nguyên liệu của tỉnh.

Tỉnh đang quy hoạch phát triển mía nguyên liệu giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 với nhiều chính sách, giải phápquan trọng. Giai đoạn 2018 - 2020, vốnđầu tư cho sản xuất mía theo Dự án xây dựng vùng sản xuất mía nguyên liệu tập trung tại các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc,Yên Thủy với tổng diện tích khoảng 1.740 ha, trong đó, huyện Tân Lạc 340 ha,Lạc Sơn 700 ha,Yên Thủy 400 ha. Vốn hỗ trợ ước tính khoảng 26.100 triệu đồng. Công ty CPmía đường Hòa Bình có vai trò chủ đạo trong việc xây dựng vùng mía nguyên liệu.

Theo đó, quy hoạch phát triển sản xuất mía trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất; hình thành các vùng sản xuất mía tập trung, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho Công ty CP mía đường Hòa Bình. Đồng thời, tăng cường chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía nguyên liệu để nâng cao năng suất,hiệu quả sản xuất mía. Dự kiến đến năm 2030, tổng diện tích trồng mía nguyên liệu là 3.500 ha,năng suất mía bình quân khoảng 95 tấn/ha,trữ đường bình quân 12-13 CCS, sản lượng mía khoảng 332.500 tấn (nhu cầukhoảng 300.000 tấn/năm).

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Sản xuất mía nguyên liệu đã giúp người nông dân thực hiện khai hoang phục hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm. Do đó, để tăng năng suất, chất lượng mía nguyên liệu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiêu thụ và tổ chức lại sản xuất đối với mía nguyên liệu. Công ty CP mía đường Hòa Bình và các công ty mía khu vực lân cận thu mua sản phẩm cho người trồng mía thông qua hợp đồng cung cấp nguyên liệu với giá hợp lý. Ngành NN&PTNT phối hợp với các địa phương thành lập nhóm, tổ hợp tác sản xuất mía tại các xã để tạo ra cánh đồng lớn áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng cường mối quan hệ trong sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm, sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa Công ty CP mía đường Hòa Bình, các địa phương và người trồng mía, đảm bảo phát triển sản xuất ổn định, lâu dài.


Đinh Thắng


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục