(HBĐT) - Thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động "Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, phụ nữ Hòa Bình luôn cố gắng nỗ lực vươn lên, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình ở nhiều lĩnh vực của đời sống KT-XH. Các chị trở thành những người truyền cảm hứng, lan tỏa, tiếp thêm động lực cho thế hệ trẻ và là lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ tại các địa phương.


Chị Bùi Thị Thanh, Chi hội phụ nữ xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) là một điển hình thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Thực hiện lời dạy của Bác "Đoàn kết là sức mạnh, đồng bào miền núi trước hết là phụ nữ cần phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau”, chị Thanh đã nhiệt tình giúp các hội viên phụ nữ hoàn cảnh kinh tế khó khăn vươn lên thoát nghèo,làm giàu. Chị hỗ trợ vay vốn không tính lãi,cho mượn diện tích mặt bằng để kinh doanh… Chị luôn khích lệ, động viên chị em nỗ lực, chăm chỉ, quyết tâm để thay đổi cuộc sống. Nhờ sự hỗ trợ vốn và động viên tích cực của chị, nhiều chị đã ăn nên làm ra, phát triển được trang trại chăn nuôi như chị Linh, chị Dung cùng Chi hội. Trong phát triển kinh tế gia đình,chị Thanh luôn chăm chỉ, cần mẫn, sáng tạo, từ đó trở thành tấm gương để chị em học tập, noi theo. Với những hành động, việc làm thiết thực, chị Thanh được các cấp, các ngành ghi nhận, khen thưởng.


Hội LHPN xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) tổ chức giao lưu văn nghệ kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Là người đam mê, nhiệt huyết, ham học hỏi,mạnh dạn, sáng tạo trong chuyển đổi mô hình kinh tế, chị Nguyễn Thị Thu, hội viên Chi hội phụ nữ xóm An Ninh, xã Phú Lão (Lạc Thủy) cũng đã có những thành công, trở thành gương phụ nữ điển hình trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ sở thích trồng hoa, yêu hoa, chị Thu đã tìm hiểu về các loại hoa, đặc tính, cách trồng, chăm sóc… Nhận thấy nhu cầu thị trường về hoa và cây cảnh cộng với thuận lợi sẵn có của gia đình là đất sản xuất, chị Thu bàn bạc cùng chồng chuyển đổi mô hình kinh tế từ kinh doanh dịch vụ sang đầu tư trồng hoa, cây cảnh.Từ tháng 2/2017, gia đình chị mạnh dạn đầu tư trồng 700 gốc hoa hồng trên diện tích 3 sào đất vườn với 2 loại hồng chính là hồng cổ Sa Pa và hồng Vân Khôi. Khi cây sinh trưởng,phát triển tốt, chị Thu chiết, ghép để nhân rộng gốc hoa. Mùa hoa nở rộ, chị Thu tận dụng cánh hoa để làm tinh dầu hoa hồng phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình và làm quà tặng. Từ mô hình trồng hoa, mỗi năm, gia đình chị thu nhập thêm trên 300 triệu đồng,tạo việc làm cho 3 lao động với thu nhập ổn định 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài diện tích trồng hoa hồng, gia đình chịm ở rộng vườn với khu nhà lưới trồng hoa lan. Đây cũng là loài hoa có giá trị kinh tế cao,dự định trong thời gian tới mở cửa khu vườn thành nơi thăm quan, dã ngoại cuối tuần.

Ở tổ 20, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình), nhiều người biết đến chị Đào Thị Hương là người phụ nữ có tấm lòng nhân ái,tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những người khó khăn. Không chỉ năng động, nhiệt tình trong mọi phong trào của Hội, chị luôn quan tâm đặc biệt đến các hoạt động nhân đạo, từ thiện như: Thăm hỏi hội viên, phụ nữ ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo; vận động ủng hộ xây dựng "Mái ấm tình thương”, "Quỹ vì người nghèo”…Bằng sự đồng cảm và tấm lòng nhân ái trước hoàn cảnh khó khăn của những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, năm 2012, chị thực hiện ý tưởng "Nồi cháo tình thương". Chị vận động các nhà hảo tâm trên địa bàn phường Đồng Tiến cùng đóng góp, đều đặn 6h30, sáng thứ 5 hàng tuần nấucháo phát phát miễn phí cho các bệnh nhân. "Nồi cháo tình thương” của chị Hương đã mang đến cho những gia đình bệnh nhân sự ấm áp, sẻ chia đầy nghĩa tình. Đến năm 2017 chị Hương chuyển sang phát nước ngũ cốc dinh dưỡng cho các bệnh nhân. Năm 2018, chị Hương được Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình tặng giấy khen,Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh tri ân "Tấm lòng vàng” vì đã có sự đồng cảm, chia sẻ khó khăn đối với người bệnh.

Đối với chị Bùi Thị Miền, Chi hội phụ nữ xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) -tấm gương phụ nữ khuyết tật vượt lên số phận, thành lập tổ may "Những vòng trăng khuyết tật”để lại ấn tượng đặc biệt bởi nghị lực của mình. Chị Miền đã phấn đấu để chứng tỏ người khuyết tật cũng có thể làm được mọi việc như người bình thường. Chị đăng ký và quyết tâm học nghề rồi trở về quê hương mạnh dạn thuê cơ sở,đầu tư máy móc mở xưởng may.Tuy mới hoạt động từ tháng 3/2018 nhưng xưởng may đã tạo được uy tín,nhận được nhiều đơn đặt hàng. Hiện, xưởng có 8 thợ may với mức lương trả khoán theo sản phẩm từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, chị Miền còn dạy nghề miễn phí cho chị em có nhu cầu. Đến nay, chị đã dạy nghề cho trên 10 lượt người…

 

Hồng Duyên


Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục