(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, địa hình đồi núi dốc, hiểm trở, đi lại khó khăn. Trên địa bàn tỉnh có nhiều hồ chứa, sông chảy qua, lòng suối hẹp và thường có độ dốc cao. Những năm gần đây, thiên tai xảy ra liên tiếp và bất thường, điển hình là các hiện tượng thời tiết cực đoan, giông, lốc, sét, mưa đá, mưa lớn kéo dài dẫn đến ngập úng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá. Sau trận mưa lũ lịch sử tháng 10/2017 đến năm 2018, thiên tai tiếp tục diễn ra trên địa bàn tỉnh, nhất là lũ quét, sạt lở đất.


Khu vực sạt lở phía đông đồi Ông Tượng (TP Hòa Bình) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm nay.

Từ cuối tháng 4 đến nay, sau nắng nóng gay gắt là các đợt giông, lốc, mưa lớn kéo dài. Do vậy, nhiều địa phương trong tỉnh đã xảy ra tình trạng lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ản quả bị ngập, nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng. Hiện tượng đá lăn, lở đất đã xảy ra tại một số nơi, đe dọa đến sự an toàn của người dân.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh đã chỉ đạo công tác kiện toàn, ban hành quy chế, kế hoạch, thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực, trang thiết bị; phân công thành viên phụ trách các huyện, thành phố. Đồng thời kịp thời ban hành các kế hoạch, chỉ thị, công điện, văn bản chỉ đạo công tác PCTT; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h và yêu cầu các địa phương xây dựng phương án di dời dân khẩn cấp khỏi các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã yêu cầu các địa phương xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện cần thiết; phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn khu dân cư cho từng điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở đất cao. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 141 điểm nguy cơ cao có dân cư ở với trên 2.400 hộ. Những vùng này tỉnh đã báo cáo với Bộ NN&NPNT cùng các bộ, ngành chức năng trình Thủ tướng Chính phủ có phương án hỗ trợ. Trong phương án chủ động, tỉnh có phương án khi lượng mưa xảy ra ở mức độ nào đó thì tất cả các huyện, thành phố sẽ sơ tán dân trước khi có mưa lớn để giảm thiểu thiệt hại.

Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ đê điều, hồ đập, công trình xung yếu, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt phương án bảo vệ an toàn các trọng điểm, xung yếu đê trong mùa mưa lũ 2019 cũng như Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê PCTT&TKCN năm 2019. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng ban hành phương án sơ tán dân hạ du khi Công ty Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Theo thông tin từ Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, trước những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra cho tỉnh trong 2 năm 2017, 2018, Ban chỉ đạo T.Ư về PCTT, Bộ PN&PTNT đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả. Đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật bị hư hỏng do mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất gây ra. Năm 2018, tỉnh đã được hỗ trợ kinh phí 70 tỷ đồng xây dựng 8 công trình. Tính đến thời điểm hiện tại, các công trình công cộng được hỗ trợ kinh phí từ T.Ư đã tiến hành thi công xây dựng, có phương án đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ. Các công trình này dự kiến hoàn thành trong năm 2019.

Cùng với đó, tỉnh chủ động tạm ứng kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh để đầu tư xây dựng các khu tái định cư (TĐC) cho các hộ mất nhà ở do thiên tai gây ra từ năm 2017, 2018 ổn định đời sống và bố trí di chuyển xen ghép, ổn định tại chỗ cho 916 hộ. Trong đó, 574 hộ đã được Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tại Quyết định số 145, ngày 1/2/2019 với số tiền 45.920 triệu đồng. UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính phân bổ kinh phí được hỗ trợ đến người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Theo thống kê từ các địa phương, toàn tỉnh còn 342 hộ với 1.433 nhân khẩu chưa được hỗ trợ từ ngân sách T.Ư để ổn định dân cư. 24 khu TĐC thuộc các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Kim Bôi, Cao Phong, Kỳ Sơn và TP Hòa Bình đã được phê duyệt dự án đầu tư. Một số khu đã bố trí hạ tầng để người dân đến sinh sống. Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn hẹp, các dự án khu TĐC khẩn cấp chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng để người dân ổn định đời sống, các khu TĐC mới đang tiến hành xây dựng nhưng chưa có vốn. Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh có văn bản báo cáo Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNT xin hỗ trợ kinh phí từ T.Ư. Trong thời gian chờ trả lời của T.Ư, các địa phương đã có biện pháp khắc phục tạm thời chỗ ở cho người dân, đảm bảo an toàn trước mùa thiên tai năm nay.

Thu Hiền

Các tin khác


Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Tập huấn triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

Ngày 19/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; hướng dẫn xây dựng dự án khởi nghiệp tham gia cuộc thi năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục