(HBĐT) - Quỹ tài chính ngoài ngân sách được xem như một bộ phận quan trọng để hỗ trợ ngân sách Nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 loại quỹ tài chính ngoài ngân sách. Tuy nhiên, để các loại quỹ này thực sự phát huy được hiệu quả cần có một chính sách thống nhất, cụ thể trong công tác quản lý, điều hành.
Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh góp phần hỗ trợ nhiều hộ nông dân huyện Đà Bắc trang bị các loại máy nông nghiệp phục vụ sản xuất.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, 15 loại quỹ ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh là: Quỹ đầu tư phát triển; quỹ phát triển quỹ đất; quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; quỹ bảo trì đường bộ; quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh; quỹ phát triển khoa học và công nghệ; quỹ bảo vệ và phát triển rừng; quỹ phòng chống thiên tai; quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo; quỹ bảo vệ môi trường; quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò NCT; quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin; quỹ đền ơn đáp nghĩa và quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh. Hiện nay, các quỹ này chủ yếu thực hiện chức năng cho vay đầu tư, nhận ủy thác các quỹ tài chính và chức năng hỗ trợ tại cộng đồng. Ngoài một số loại quỹ do vận động của nhân dân thì hầu hết nguồn quỹ vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước.
Để duy trì quản lý quỹ hiệu quả, các quỹ đã xây dựng, ban hành và áp dụng các quy trình, quy chế chuyên môn đồng bộ, chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và phát huy được hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt là các loại quỹ có thực hiện chức năng vay vốn như quỹ đầu tư và phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh với vốn điều lệ ban đầu tương đối lớn đã trở thành một trong những kênh giúp vốn quan trọng cho các thành viên.
Tuy nhiên, tiềm lực vốn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và khó huy động vốn là một trong những rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các loại quỹ tài chính ngoài ngân sách. Tại hội nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng các loại quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bùi Văn Đức, Giám đốc Sở Tài chính cho biết: Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có một cơ chế, chính sách pháp luật cụ thể, đồng bộ về hoạt động của các quỹ tài chính ngoài ngân sách. Đó là các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động quỹ, nhất là hoạt động huy động vốn. Cụ thể như quỹ đầu tư phát triển tỉnh hoạt động theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên cho đến nay, các bộ, ngành liên quan chưa có các hướng dẫn cụ thể làm căn cứ thực hiện. Đó cũng là tình trạng chung của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Không có văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc các chính sách không đồng nhất ảnh hưởng lớn đến hoạt động của quỹ, nhất là hoạt động huy động vốn. Tiêu biểu như quỹ đầu tư phát triển, theo chức năng, quỹ được phép huy động vốn và góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, do nguồn vốn hoạt động của quỹ đến thời điểm này chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp, nhưng theo Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì việc góp vốn để thành lập doanh nghiệp phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hoặc như quỹ phát triển đất, theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2016 của Chính phủ quy định: "Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế mẫu về quản lý, sử dụng quỹ phát triển đất, quy định việc cấp phát, hạch toán, thanh quyến toán, huy động, sử dụng các nguồn vốn của quỹ phát triển đất”. Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ chưa ban hành văn bản quy định nêu trên để tổ chức thực hiện.
Ngoài ra, đến nay, nhiều loại quỹ hệ thống văn bản pháp luật chưa quy định riêng về tiền lương, tiền thưởng cho quỹ hoặc chưa quy định về kinh phí để duy trì hoạt động của Ban quản lý quỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu quỹ.
Trước thực tế đó, theo đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đang xem xét cơ cấu lại một số loại quỹ tài chính ngoài ngân sách theo hình thức ủy thác qua quỹ đầu tư phát triển. Quỹ nào hoạt động không hiệu quả nên xem xét việc duy trì. Vì vậy, cần có những hướng dẫn cụ thể về việc cơ cấu lại một số quỹ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, cần có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ, thuận chiều về việc huy động nguồn lực cho quỹ từ cộng đồng. Như vậy, các quỹ này mới thực sự phát huy được hiệu quả, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.
(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.