(HBĐT) - Đến thời điểm này, xã Yên Phú (Lạc Sơn) đã hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. 100% hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng thuận với phương án kiểm đếm, đền bù, hỗ trợ tái định cư. Trên 200 ha đất được thu hồi để bàn giao cho nhà thầu thi công các hạng mục. Với kết quả này, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Yên Phú đã góp phần tích cực vào quá trình triển khai dự án trên địa bàn huyện.


Người dân xã Yên Phú (Lạc Sơn) nhận tiền đền bù cho phần diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi để xây dựng đập đầu mối thuộc dự án hồ chứa nước Cánh Tạng.

Ngày 21/11/2019, chúng tôi đến trụ sở UBND xã Yên Phú đúng vào lúc các cơ quan chức năng đang tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân xã Yên Phú trong khuôn khổ thực hiện Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Đợt chi trả này áp dụng đối với 116 hộ dân và 1 tổ chức có diện tích đất nông nghiệp cần thu hồi để thi công hạng mục đập đầu mối thuộc xóm Nhụn và Trắng Đá. Theo ghi nhận tại buổi chi trả, các hộ dân đều đồng thuận với phương án GPMB. Cầm số tiền đền bù trên tay, họ hiểu rằng bằng cách bàn giao mặt bằng cho dự án, mình đã đóng góp một phần thiết thực để Nhà nước xây dựng một công trình có ý nghĩa quan trọng, phục vụ lợi ích lâu dài của toàn khu vực chứ không chỉ riêng huyện Lạc Sơn.

Đồng thuận với chủ trương chung, hộ ông Bùi Văn Sưng (xóm Trắng Đá) đã bàn giao mặt bằng cho dự án và nhận số tiền đền bù theo quy định. Nhà ông chỉ cách khu vực thi công các hạng mục đầu mối công trình hồ Cánh Tạng tầm 100m. Toàn bộ đất ở và đất sản xuất của gia đình đều nằm trong phạm vi thu hồi. Sau một thời gian được chính quyền các cấp tích cực tuyên truyền, vận động, hiểu được sự cần thiết phải bàn giao mặt bằng cho dự án, gia đình ông Sưng đã đồng thuận, nhận tiền chi trả đền bù để chủ động thu xếp cuộc sống sau này. 

Cũng như gia đình ông Bùi Văn Sưng, 72 hộ dân xóm Trắng Đá có diện tích cần thu hồi đều đã đồng thuận bàn giao mặt bằng để dự án hồ chứa nước Cánh Tạng được triển khai đảm bảo tiến độ. Theo thiết kế, dự án sẽ xây dựng một hồ chứa nước có dung tích khoảng 95 triệu m3, trong đó, các hạng mục đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ nằm trên địa phận xã Yên Phú. Để bàn giao mặt bằng cho công trình, Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Lạc Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm đếm khu tái định cư Đồng Xe, khu vai phải, khu thân đập, khu vai trái, đường tránh ngập với tổng diện tích trên 200 ha thuộc địa phận xã Yên Phú, tổng số 252 hộ dân trong xã bị ảnh hưởng. Cùng với việc bàn giao đất cho dự án, các hộ dân phải di dời, tái định cư. Đây là áp lực di dân chưa từng có đối với chính quyền và người dân xã Yên Phú.

Đồng chí Bùi Văn Đức, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Yên Phú cho biết: Để thực hiện dự án, xã phải thu hồi nhà ở và đất đai của 252 hộ dân, di dời 268 ngôi mộ. Đây là áp lực GPMB chưa từng có đối với địa phương. Bởi, không chỉ có phạm vi, đối tượng ảnh hưởng nhiều mà quá trình GPMB cho thấy, việc vận động di dời mộ chí khó gấp nhiều lần so với vận động người dân đồng thuận bàn giao nhà đất vì liên quan đến tâm linh, phong tục tập quán lâu đời của địa phương. Bằng cách đặt mình vào vị trí của người dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đồng thời, áp dụng quy trình làm việc đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, sau một thời gian quyết tâm vượt khó, những vướng mắc lớn nhất đã được tháo gỡ, công tác đền bù GPMB hoàn thành với kết quả 100% hộ dân đồng thuận.
 
Đúng như tiến độ đề ra, ngay sau khi huyện lập xong phương án đền bù hỗ trợ TĐC, việc chi trả tiền và bàn giao mặt bằng trên địa bàn xã Yên Phú đã được thực hiện trong tháng 11/2019. Cùng với quyết tâm hoàn thành công tác GPMB phục vụ dự án, cấp ủy, chính quyền xã Yên Phú tích cực phối hợp triển khai các nội dung trong hợp phần hỗ trợ tái định cư, xác định mục tiêu cuối cùng là đảm bảo đời sống mới tốt đẹp hơn cho bà con nhân dân – những người đã đóng góp xây dựng một công trình lớn mang tên: Hồ Cánh Tạng.
 
Khánh An

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục