Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, trước tình hình 362 xe nông sản đang tồn đọng ở Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương họp bàn giải pháp tổng thể.

Chú thích ảnh

Ngày 5/2, bất chấp thời tiết mưa rét, rất nhiều người dân Thủ đô đã tới ủng hộ một điểm "giải cứu" dưa hấu mùa dịch nCoV tại 273 Khương Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Lê Phú.

Đến trưa ngày 5/2, số nông sản trên đã được thông quan và thực hiện tuân thủ đúng quy định người sang Trung Quốc về cách ly 14 ngày.  

Về giải pháp, ông Phùng Đức Tiến cho rằng trước mắt thống nhất chủ trương không chuyển hàng lên biên giới, tập trung vào tiêu thụ nội địa, tăng cường chế biến và tạm trữ ở hệ thống kho lạnh. Đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng các tỉnh tập trung vào chế biến và chế biến sâu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại ra các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Mỹ một cách tối đa.

"Trong tình thế chúng ta còn khó khăn lâu dài, chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch cơ cấu lại sản phẩm phù hợp với các thị trường, trao đổi thông tin thường xuyên với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, để những nghị định đang chuẩn bị dở dang thì phải triển khai ngay; phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để thông tin tuyên truyền cho các doanh nghiệp, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị cho việc cơ cấu lại sản phẩm”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Nói về tình hình tiêu thụ nông sản, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, chúng ta còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. Do vậy, khi thị trường này có biến động là tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của ta. Ngay trong ngày 5/2, Thủ tướng đã có công văn chỉ đạo cho phép vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới tiếp tục thực hiện theo quy định, bảo đảm công tác phòng, chống dịch và không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

"Chính phủ rất cương quyết. Một mặt cố gắng có các biện pháp phù hợp để đối phó với dịch, mặt khác vẫn phải tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh”, ông Đỗ Thắng Hải nói.  

Tuy nhiên, về lâu dài, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, cần có giải pháp căn cơ về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo tín hiệu của thị trường, liên kết sản xuất, đẩy mạnh chế biến và tăng cường kết nối với các hệ thống siêu thị và trung tâm phân phối nội địa, không quá phụ thuộc vào một thị trường, đặc biệt đây là thị trường Trung Quốc.

Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương, hệ thống siêu thị kết nối hỗ trợ tiêu thụ qua hệ thống phân phối đối với các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn trong tiêu thụ do việc hạn chế xuất khẩu sang các nước lân cận, đặc biệt thị trường Trung Quốc. Yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối có kế hoạch bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống phân phối để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống và sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo nhu cầu các mặt hàng thiết yếu của người dân.  

Với nhiều mặt hàng khác, không phải hàng nông sản, đã yêu cầu hệ thống thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp, bộ, ngành liên quan, hiệp hội ngành hàng mở rộng thêm hệ thống tiêu thụ hàng hóa ở các thị trường khác ngoài thị trường Trung Quốc.

Nhằm cung cấp thêm thông tin về hỗ trợ sản xuất kinh doanh, trong đó có mặt hàng nông sản, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, dịch nCoV có tác động toàn diện các mặt trên toàn cầu, từ y tế, giao thông, du lịch, đặc biệt là thương mại. Hiện mới nói nhiều việc ảnh hưởng của dịch đến thương mại, tác động về xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với thị trường Trung Quốc, nhưng thực tế dịch ảnh hưởng rất nhiều đến cả thị trường thứ 3. Ví dụ, như sản phẩm dệt may xuất khẩu rất nhiều sang EU, Hoa Kỳ nhưng phần lớn nguyên, vật liệu dệt may lại nhập khẩu từ Trung Quốc. Dịch tác động cả trực tiếp và gián tiếp, kể cả xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, thâm chí cả thương mại nội địa. 

                                                                              Theo TTXVN


Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục