(HBĐT) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, doanh nghiệp (DN) trong các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đã khẩn trương đi vào hoạt động. Phần lớn người lao động kịp thời trở lại làm việc bình thường nhằm góp phần cùng DN thực hiện mục tiêu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất - kinh doanh (SXKD) năm 2020 ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.

 


Năm 2019, ngoài sản xuất, kinh doanh hiệu quả, Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam (KCN Lương Sơn) thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động. 

Có thể nói, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động nhưng dịp Tết vừa qua, các DN nói chung và DN trong các KCN nói riêng đã có nhiều cố gắng đảm bảo tiền lương, thưởng và có chính sách hỗ trợ công nhân lao động (CNLĐ) nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, nhiều công nhân trong KCN bờ trái sông Đà đã được Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh tới thăm hỏi, trao quà Tết tận tay, qua đó kịp thời động viên tinh thần, góp phần giúp mỗi gia đình đón Tết đầy đủ, ấm áp hơn. Theo số liệu của LĐLĐ tỉnh, năm nay, tiền thưởng Tết bình quân của CNLĐ đạt 3,45 triệu đồng/người. LĐLĐ tỉnh đã phân bổ hơn 800 suất quà và hỗ trợ khoảng 700 vé xe cho công nhân về quê ăn Tết với số tiền trên 460 triệu đồng. Trong số này có không ít công nhân đang làm việc tại các KCN. Từ sự quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của các cấp, ngành và trực tiếp là người sử dụng lao động đã giúp đội ngũ công nhân tin tưởng, gắn bó bền chặt hơn với DN. Tình trạng nhiều CNLĐ nghỉ việc sau mỗi kỳ nghỉ Tết như những năm trước đây cơ bản được giải quyết, giúp DN gỡ khó trong vấn đề nguồn nhân lực.

Theo Ban quản lý các KCN tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 KCN với quy mô từ 77 - 282 ha, dọc theo các trục quốc lộ 6, đường Láng - Hòa Lạc - TP Hòa Bình và đường Hồ Chí Minh, thuận tiện về giao thông, nguồn điện, nước. Đến hết năm 2019, các KCN thu hút được 95 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó có 24 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký 499,75 triệu USD và 71 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký 7.275,38 tỷ đồng. Các DN trong các KCN hoạt động ổn định. Đã có 50 dự án đi vào hoạt động SXKD, tạo việc làm cho 19.441 lao động, có 90% là lao động địa phương. Năm 2019, các chỉ tiêu về thu hút dự án đầu tư, doanh thu, giá trị xuất khẩu, nộp NSNN và tạo việc làm mới của DN các KCN đều tăng so với năm 2018. Cơ bản các DN đã tuân thủ những quy định về công tác quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường và SXKD.

 Năm qua, Công ty TNHH HNT ViNa tại KCN Lương Sơn được đánh giá là một trong những DN tiêu biểu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD. Chị Phạm Thùy Hương, chuyên viên quan hệ lao động của công ty chia sẻ: Công ty HNT ViNa luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh gọn về thủ tục từ Ban quản lý các KCN tỉnh và các cấp, ngành chức năng. Công ty luôn thực hiện nghiêm các Luật DN, Quản lý thuế, Bộ luật Lao động và các quy định của pháp luật... Đồng thời chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại, cải tiến điều kiện làm việc, trang thiết bị bảo hộ lao động để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Công ty đã được Bộ KH&CN công nhận là DN công nghệ cao. Từ nỗ lực trong SXKD, Công ty TNHH HNT ViNa đảm bảo việc làm thường xuyên cho 2.200 lao động. Năm 2019, doanh thu và giá trị xuất khẩu tăng cao, trong đó doanh thu đạt 5.670 tỷ đồng, tăng 1.236 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 244 triệu USD, tăng 139 triệu USD so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt 200 tỷ đồng; đóng góp NSNN hơn 18 tỷ đồng. Công ty vinh dự được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh.

Cũng như Công ty TNHH HNT ViNa, năm qua, nhiều DN trong các KCN đã hoạt động SXKD có hiệu quả. Trong đó, Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam nhiều năm đạt doanh thu ổn định, năm 2019 đóng góp cho NSNN trên 1,6 triệu USD, đặc biệt, qua cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất đã giảm được chi phí 213 triệu đồng. Công ty TNHH Dệt kim Hòa Bình Koyuseni doanh thu đạt 4,9 triệu USD, tăng trên 4,4 triệu USD so với năm 2018. Ngoài ra, có nhiều DN giữ vững truyền thống thi đua trong nhiều năm và thực hiện tốt các chế độ, chính sách, chăm lo đời sống người lao động cũng như quan tâm giải quyết việc làm cho người khuyết tật như các công ty: Seyoung INC, GGS Việt Nam, Sankoh Việt Nam, Esquel Việt Nam Hòa Bình, Midori Apparel Việt Nam, Almine Việt Nam...

 Với sự vào cuộc có trách nhiệm của các cấp, ngành nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, nhất là từ nỗ lực vượt khó của các DN, năm 2019, các KCN trong tỉnh thu hút được 15 dự án đầu tư mới, đạt 187,5% so với kế hoạch; doanh thu thực hiện 16.071 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch; giá trị xuất khẩu 633,17 triệu USD, đạt 105% kế hoạch; nộp NSNN 180 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 1.583 lao động, 2 chỉ tiêu này đạt vượt so với kế hoạch đề ra. Từ kết quả hoạt động của DN trong các KCN đã góp phần tích cực tạo dấu ấn về giá trị sản xuất CN-TTCN của tỉnh năm 2019 đạt 37.399 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 791,9 triệu USD, tăng 24,48% so cùng kỳ năm trước...


Hoàng Nga

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục