(HBĐT) - Trong suốt hải trình gần 20 ngày đặt chân đến các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc, chúng tôi luôn bị lôi cuốn bởi những luống rau xanh tốt trong các vườn rau tăng gia của cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) trên đảo. Qua tìm hiểu mới thấm thía câu nói của ông cha "Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Các chiến sỹ đảo Trường Sa Lớn tăng gia sản xuất.
Bởi, trừ một số đảo nổi thì đa số các đảo đều được bồi đắp bằng những rạn san hô, nơi chỉ có rau muống biển, bàng vuông, phong ba là những loài thực vật có thể sinh trưởng và phát triển được. Còn việc trồng rau hiển nhiên là điều không thể. Thế nhưng, từ nhiều năm qua, bằng nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo mà những vườn rau của CB, CS trên quần đảo Trường Sa luôn tươi tốt.
Trong 2 ngày lưu lại trên đảo Trường Sa Lớn, nơi được coi là trái tim của quần đảo Trường Sa, chúng tôi được thăm quan vườn rau tăng gia sản xuất của Cụm chiến đấu 1. Dù trước chuyến đi đã được rỉ tai rằng, lính đảo tăng gia sản xuất rất giỏi nên lá mồng tơi to như bàn tay là chuyện bình thường. Thế nhưng, chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi những loài cây kiên cường nhất trên biển như bàng vuông, nho biển phần nhiều lá cây bị cháy vì muối biển, còn những luống rau muống, rau cải, mồng tơi hay những giàn bầu, giàn mướp, cây đu đủ thì vẫn tươi xanh chẳng kém những vườn rau được trồng trong nhà kính.
Lý giải về điều này, trung tá Phạm Văn Tâm, Chính trị viên Cụm chiến đấu 1, đảo Trường Sa Lớn cho biết: Để khắc phục khó khăn về khí hậu, thổ nhưỡng, mỗi luống rau đều được xây kè chắn xung quanh để không bị rửa trôi lớp đất màu mỗi khi trời mưa bão. Xung quanh vườn rau xây tường bao, che chắn bằng lưới, bạt để chống gió mùa đưa nước mặn vào. Để tăng khả năng thích nghi, các loại rau đều được trồng bằng cách gieo hạt. Ngoài ra, đảo còn nhận được sự hỗ trợ từ Trung tâm giống cây trồng của Bộ NN&PTNT về cung cấp phân vi sinh và hướng dẫn canh tác. CB, CS cũng nảy ra sáng kiến thú vị trong cải tạo đất, đó là thu gom lá cây phong ba khi còn tươi xanh, băm nhỏ cho vào thùng ngâm để tạo phân bón hữu cơ. Nhờ những nỗ lực đó mà việc tăng gia đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao, đáp ứng cơ bản nhu cầu rau xanh đưa vào bữa ăn cho bộ đội.
Giàn bầu sai quả trên đảo Trường Sa Lớn, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Vườn rau trên đảo Trường Sa Đông thậm chí còn tươi tốt hơn. Ngoài những loại rau quen thuộc, CB, CS trên đảo còn trồng thêm rau ngót Nhật và một số loại rau thơm khác. Thay vì trồng trên những luống đất màu thì rau trên đảo Trường Sa Đông được trồng trong các thùng xốp. Điều này vừa tiết kiệm được nguồn nước tưới, lại không làm thất thoát lớp đất màu vốn quý như vàng ở trên đảo. Đại úy Cáp Văn Tuần chia sẻ: Vườn rau xanh trên đảo có diện tích hơn 400 m2, đất trồng rau được chuyển ra từ đất liền. Do vậy, CB, CS phải thường xuyên cải tạo dinh dưỡng cho đất. Đồng thời, dùng các tấm tôn, bạt che kín xung quanh để chống hơi nước mặn cho cây.
Còn ở đảo An Bang, đảo khắc nghiệt bậc nhất trên quần đảo Trường Sa thì câu chuyện tăng gia cũng rất thú vị. Để đối phó với sự khắc nghiệt của thời tiết, An Bang không có vườn rau cố định mà di động theo mùa. Đại úy Hứa Văn Hoàng, Chỉ huy trưởng đảo cho biết: Từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau, đảo tổ chức tăng gia ở đầu Tây Nam để tránh gió mùa Đông Bắc. Thời gian còn lại là mùa gió mùa Tây Nam, vườn rau được dịch chuyển về phía Đông Bắc để tránh sóng biển đánh trùm lên, làm ảnh hưởng đến chất lượng tăng gia sản xuất.
Đó chưa phải tất cả những câu chuyện trong tăng gia sản xuất của CB, CS ở đảo. Trên những bãi san hô, giữa biển trời nắng gió khắc nghiệt và quanh năm mặn chát vị biển, chỉ có sự nỗ lực, chịu khó và những sáng kiến, sáng tạo thì sự sống mới hiện hữu, những luống rau mới quanh năm xanh tốt, đời sống lính đảo mới ngày càng đủ đầy. Chúng tôi nói vui với nhau rằng, lính đảo đã biết làm nông nghiệp 4.0 từ trước cả đất liền. Đó cũng là minh chứng cho tinh thần vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ của quân dân đất Việt ở nơi đầu sóng, ngọn gió.
Viết Đào
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.
(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.