(HBĐT) - Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh (NHNN tỉnh) vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh.



Agribank - chi nhánh Sông Đà (TP Hòa Bình) tổ chức quầy tư vấn nộp thuế điện tử, thu tiền điện, nước... cho khách hàng.

Theo lãnh đạo NHNN tỉnh, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là xu hướng mang tính thời đại trên toàn thế giới và cũng đang được đông đảo người dân Việt Nam lựa chọn. Phương thức TTKDTM sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, người tiêu dùng, người bán hàng, tổ chức tín dụng và tổng thể nền kinh tế. TTKDTM nhanh chóng, an toàn, đặc biệt là giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch ở xa. An toàn vì tránh được các rủi ro mang tiền mặt như mất cắp, rách, mất góc, biến dạng không thể sử dụng…

Trên địa bàn tỉnh, TTKDTM thường tập trung vào các thanh toán như: dịch vụ trích nợ tự động, giao dịch tại ATM, POS, sử dụng dịch vụ internet banking, mobile banking, sử dụng ví điện tử..., thanh toán tiền điện, tiền nước, internet và mua bán tại một số siêu thị, trung tâm thương mại hay thanh toán mua hàng online… Phạm vi giao dịch TTKDTM thường ở trung tâm thành phố hoặc tại các phường, thị trấn có điều kiện kinh tế phát triển.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc NHNN tỉnh cho biết, đơn vị đang đẩy mạnh việc thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là một trong những giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2020, định hướng đến năm 2021.

Theo đó, NHNN tỉnh xây dựng kế hoạch, trong đó, yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, đảm bảo đồng bộ với việc cải cách hành chính, tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, người dân tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

Từng bước tạo sự chuyển biến nhanh về TTKDTM trên địa bàn tỉnh, làm thay đổi dần thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán đối với tổ chức, cá nhân, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế.

Cũng theo đồng chí Ngô Quang Lợi, các chi nhánh NHTM trên địa bàn phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ công trên địa bàn, phấn đấu đến cuối năm nay đạt được những mục tiêu cụ thể như: Đối với dịch vụ thanh toán tiền học phí: 100% trường học, cơ sở giáo dục tại địa bàn thành phố, các huyện, xã trong tỉnh chấp nhận thanh toán học phí qua ngân hàng. Đối với dịch vụ thanh toán viện phí: 100% bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa tại địa bàn thành phố, huyện chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng. Đối với dịch vụ thu ngân sách Nhà nước: 100% điểm thu thuế, NSNN như: Cục thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước từ tỉnh đến cấp huyện được trang bị thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán cũng như chấp nhận thanh toán qua ngân hàng phục vụ việc thu ngân sách Nhà nước. Đối với dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước: 100% công ty cung cấp dịch vụ điện, nước chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua ngân hàng. Đối với dịch vụ chi trả an sinh xã hội, phấn đấu 20% tiền chi trả an sinh xã hội tại địa bàn thành phố được thực hiện qua ngân hàng.

Đồng thời, thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử; quảng cáo, giới thiệu tới các siêu thị, nhà hàng, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hàng hóa tại các thành phố và trung tâm các huyện sử dụng thiết bị chấp nhận thẻ hoặc các hình thức thanh toán qua ngân hàng, cho phép người tiêu dùng TTKDTM khi mua hàng.


Hồng Trung


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục