Bài 1 - Chính sách mở đường cho nông nghiệp
(HBĐT) - Trải qua thời gian dài trong bối cảnh sản xuất manh mún, trình độ canh tác lạc hậu, đời sống người làm nông nghiệp thấp, nông nghiệp của tỉnh đã, đang bước vào công cuộc chuyển hóa và hòa nhập nền nông nghiệp hiện đại. Dấu ấn đậm nét này có được kể từ khi thực hiện Kế hoạch số 95, ngày 18/7/2014 của BTV Tỉnh ủy về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.



Từ Nghị quyết số 10-NQ/TU, người dân xã Bình Thanh (Cao Phong) phát triển vùng cây ăn quả có múi VietGAP có giá trị kinh tế cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp của tỉnh có rất nhiều. Đó là điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phong phú, đa dạng, độ màu mỡ đất đai cao. Mạng lưới sông, suối, hồ, đầm phân bố đều khắp, đặc biệt, có dòng sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, TP Hòa Bình. Hồ Hòa Bình với diện tích nước mặt khoảng 8.000 ha là điều kiện cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Một lợi thế nữa là tỉnh có vị trí gần kề với thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn... Vấn đề đặt ra là phải tìm ra đường hướng khai thác các tiềm năng, lợi thế ra sao. Giữa lúc sản xuất nông nghiệp ở vào tình thế loay hoay, Tỉnh ủy đã xây dựng và ban hành một loạt chính sách phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh. Các nghị quyết đã tác động mạnh đến phát triển nông nghiệp.

Các xã vùng hồ của huyện đặc biệt khó khăn Đà Bắc như được "đánh thức" kể từ khi có Nghị quyết số 12, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Tiếp nối nghị quyết có ý nghĩa mở đường này, Huyện ủy Đà Bắc ban hành Nghị quyết số 08/NQ-HU về phát triển ngành thủy sản vùng hồ giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm cụ thể hóa. Trên cơ sở đó, UBND huyện giao các cơ quan liên quan thực hiện nhóm nhiệm vụ, giải pháp, tranh thủ nguồn lực đầu tư của các chương trình, dự án và tăng cường hoạt động chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ người dân phát triển bền vững nghề cá. Cũng từ đây, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng bè đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến bước ngoặt trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản.

Trước năm 2014, cùng với hơn 10 thành viên nuôi cá lồng khác, anh Xa Văn Huy, Giám đốc HTX dịch vụ SX-KD nông, lâm nghiệp Hiền Lương chưa nghĩ đến việc sản xuất quy mô tập trung, hiệu quả kinh tế cao. Thông qua cơ chế, chính sách cụ thể hóa Nghị quyết số 12, anh và các hộ thành viên được hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư phát triển sản xuất, tiếp thu KHKT, hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu... Từ đây, HTX dịch vụ SX-KD nông, lâm nghiệp Hiền Lương hình thành, các thành viên đổi mới tư duy sản xuất theo hướng chuỗi giá trị cho thu nhập cao, đầu ra bền vững. Qua chia sẻ của Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương Xa Văn Chính, nghề cá giờ trở thành nghề mang lại thu nhập chính, không những giúp hộ dân xóa đói, giảm nghèo mà còn làm giàu, đã có những hộ nuôi cá lồng đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Toàn xã hiện phát triển trên 300 lồng cá, doanh thu từ nuôi cá chiếm hơn 20% tổng thu nhập. Riêng HTX dịch vụ SX-KD nông, lâm nghiệp Hiền Lương đã tham gia chuỗi cá sạch sông Đà của tỉnh, sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP.

Từ chính sách hộ trợ với kinh phí gần 30,9 tỷ đồng, 1.702 hộ nuôi trồng thủy sản tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã đầu tư, mở rộng sản xuất. Các địa phương còn chủ động lồng ghép nguồn vốn khác khoảng 200 tỷ đồng từ Dự án Giảm nghèo, Chương trình MTQG xây dựng NTM, vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Số lồng cá nuôi tăng cả về số lượng và chất lượng, hộ tham gia nuôi trồng đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), đầu tư đối tượng nuôi có giá trị cao như tầm, chiên, lăng, bỗng, trắm đen...

"Chắp cánh" cho công cuộc chuyển hóa nông nghiệp không thể không nhắc đến Nghị quyết số 10, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về phát triển sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn. Ngay sau khi nghị quyết được ban hành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến qua nhiều hình thức như hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt tổ nhóm sản xuất, họp tổ, xóm, thôn... Từ đây, cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đã được tỉnh xác định để phát triển sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2014-2020. Nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát huy thế mạnh các cây trồng lợi thế của địa phương đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xây dựng NTM, tích cực ủng hộ thực hiện các nội dung nghị quyết.

Trên cơ sở Nghị quyết số 10, tiềm năng, lợi thế các sản phẩm trồng trọt thế mạnh của tỉnh như cam, bưởi, su su... được khơi dậy. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở tại các địa phương đi đầu như Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong đã quyết liệt chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, ban hành nghị quyết chuyên đề để thực hiện. Qua đó, nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực đã đến được với người dân. Đó là chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân, chủ trang trại, tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX tham gia sản xuất đáp ứng yêu cầu quy chuẩn quốc gia về điều kiện đảm bảo ATTP đối với sản phẩm cây ăn quả có múi, rau an toàn. Chính sách hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm... Giai đoạn 2014 - 2019, nhiều địa phương đã tích cực lồng ghép, huy động các nguồn lực để hỗ trợ nông dân bằng giống, vật tư, phân bón, tiến bộ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Tổng kinh phí thực hiện phát triển sản xuất lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Nhiều nghị quyết của Tỉnh ủy đã được xây dựng, triển khai thực hiện có ý nghĩa định hướng, dẫn dắt nông nghiệp trên tiến trình chuyển đổi, hiện đại hóa sản xuất. Bên cạnh nghị quyết phát triển trồng trọt, nuôi trồng thủy sản là các nghị quyết gắn liền với chính sách về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa, cải tạo vườn tạp, phát triển sản xuất bưởi đỏ, cải thiện chăn nuôi nông hộ... Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhận định: Những kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết là khá toàn diện. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tích cực, chủ động, sáng tạo trong tổ chức triển khai. Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy tiến độ. Xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, tổ hợp tác và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, xây dựng NTM được phát triển theo quy hoạch và đề án xây dựng NTM. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, phù hợp xu thế phát triển chung của tỉnh. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt.

(Còn nữa)

Bài 2 - Động lực tăng trưởng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Bùi Minh




Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục