(HBĐT) - Qua khảo sát tại các xã vùng cao Mường Bi, HTX Tân Lạc Sơn, xã Thanh Hối (Tân Lạc) nhận thấy trên vùng núi đá của xã Phú Vinh, Phú Cường… có cây giảo cổ lam 5 lá bé mọc nhiều, chất lượng cây tốt, ít bị sâu. Đây là cây dược liệu quý, có tác dụng chữa nhiều bệnh, được người dân địa phương hái làm rau ăn và nước uống hàng ngày. Với mong muốn tạo ra một sản phẩm đặc trưng của vùng Mường Bi, HTX Tân Lạc Sơn quyết tâm đầu tư máy móc, chuẩn hóa quy trình sản xuất, liên kết quảng bá để xây dựng, phát triển thương hiệu trà giảo cổ lam.


Anh Đỗ Trọng Hiệp, Phó Giám đốc HTX Tân Lạc Sơn, xã Thanh Hối (Tân Lạc) giới thiệu sản phẩm trà giảo cổ lam tới người tiêu dùng.

HTX Tân Lạc Sơn được thành lập năm 2014, từ đó đến nay, trà giảo cổ lam là một trong những sản phẩm chủ lực của HTX. Nguyên liệu được HTX sử dụng là 100% cây giảo cổ lam 5 lá bé Gynosetemma Pentaphyllum, là loại giảo cổ lam tốt nhất trong các loại giảo cổ lam hiện nay. Cây giảo cổ lam 5 lá bé mọc tự nhiên quanh năm tại vùng núi đá các xã Phú Vinh, Phú Cường, Suối Hoa (Tân Lạc), và các huyện lân cận như Đà Bắc, Mai Châu... Chính vì vậy, nguyên liệu để sản xuất trà giảo cổ lam dồi dào. Nếu khai thác có kế hoạch, trung bình 1 năm có thể khai thác được 70 tấn nguyên liệu tươi từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Hiện nay, HTX mới chỉ khai thác nguyên liệu tại các xã trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Nhằm chuẩn hóa vùng nguyên liệu, HTX phối hợp với chính quyền địa phương thành lập tổ thu gom nguyên liệu, khoanh vùng nguyên liệu, xây dựng quy trình quản lý chất lượng cho vùng nguyên liệu, để đạt mức sản xuất 1 tấn thành phẩm khô/năm, tương đương 6 - 7 tấn nguyên liệu tươi. Giá thu mua giảo cổ lam tươi là 8.000 đồng/ kg. Ngoài ra, HTX hướng dẫn bà con kỹ thuật thu hái, để đảm bảo cây giảo cổ lam phục hồi nhanh.

 Anh Đỗ Trọng Hiệp, Phó Giám đốc HTX Tân Lạc Sơn cho biết: Năm 2017, HTX được hỗ trợ 100 triệu đồng từ quỹ khuyến công của huyện, HTX đối ứng 300 triệu đồng xây dựng khu sản xuất, đầu lò sao trà, máy đóng trà túi lọc, máy hút chân không, máy in hạn sử dụng... Để kiểm soát chất lượng sản phẩm, HTX tâm niệm phải làm chủ chuỗi cung ứng sản phẩm, tổ chức thu mua cây tươi tại các tổ và trực tiếp kiểm định, sàng lọc nguyên liệu đầu vào, sơ chế, đóng gói sản phẩm. Giảo cổ lam sau khi thu hái, qua khâu sơ chế làm sạch, chặt theo kích thước 1–1,5 cm, sao nguyên liệu đến khi đạt độ ẩm 15%, sau đó để nguội trà đến nhiệt độ phòng rồi đóng gói lưu kho. Tất cả các khâu trên được thực hiện bằng hệ thống máy móc hiện đại. Sản phẩm trà giảo cổ lam của HTX được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, được chuẩn hóa về cảm quan, chất lượng, bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc...

Đến nay, thương hiệu trà giảo cổ lam được nhiều người biết đến với sản phẩm trà túi lọc và túi đóng. Năm 2019, HTX bán ra thị trường 1,2 tấn thành phẩm. Đối với túi đóng gói 2 lạng giá bán 60 nghìn đồng/1 túi, trà túi lọc 120.000 đồng/túi. Tuy sản lượng bán chưa cao nhưng sản phẩm đã được tiêu thụ tại một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Long An, Tiền Giang, Bến Tre…

Anh Đỗ Trọng Hiệp, Phó Giám đốc HTX Tân Lạc Sơn cho biết thêm: Năm 2019, sản phẩm trà giảo cổ lam của HTX tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm của tỉnh, nhưng do còn thiếu giấy phép công bố kết quả kiểm nghiệm các chất có trong trà nên chưa đạt tiêu chuẩn để công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Ngay từ đầu năm nay, HTX đã làm các thủ tục để thực hiện kiểm nghiệm các chất có trong trà; chú trọng đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ; tiếp cận với chuỗi cửa hàng tại các thành phố lớn. HTX quyết tâm đưa trà giảo cổ lam đạt tiêu chuẩn công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Thu Thủy


Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục