(HBĐT) - Về xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) hôm nay được chứng kiến nhiều đổi thay ở vùng quê nông thôn với đường làng, ngõ xóm phong quang, ruộng nương trù phú. Cuộc sống của người dân đi lên, thương mại, dịch vụ phát triển, có những khu dân cư gần như đã xóa hộ nghèo, từ đầu làng đến cuối xóm chỉ toàn nhà xây, nhà cao tầng.
Đưa cây lấy hạt chất lượng cao vào sản xuất đã giúp nông dân xóm Mới, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) nâng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác.
Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Thơ cho biết: Mặc dù cách trung tâm huyện khá xa, nhưng những năm gần đây, điều kiện KT-XH của địa phương có bước phát triển. Kết quả nổi bật Đảng bộ, Nhân dân xã đạt được trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng. Với đường hướng lãnh, chỉ đạo tích cực thực hiện các nghị quyết về lĩnh vực sản xuất, xã đã hình thành các vùng hàng hóa có giá trị, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Tại những xóm vùng trung tâm đã, đang chuyển dịch mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ. Các xóm vùng sâu, vùng cao tập trung phát triển trồng rừng, làm kinh tế trang trại tổng hợp RVAC.
Những năm gần đây, Văn Nghĩa được biết đến là một trong những vùng trồng cây hàng hóa (mướp đắng, bí đỏ lấy hạt) chất lượng cao theo hướng liên kết. Mô hình được nhân rộng ở hầu hết các xóm và triển khai ở các vụ đông. Diện tích cây lấy hạt bình quân mỗi năm khoảng trên 30 ha, giá trị thu nhập đạt 200 - 300 triệu đồng/ha. Nhiều gia đình vươn lên cuộc sống khá giả, ấm no nhờ trồng cây lấy hạt như các hộ: Bùi Văn Chửn ở xóm Đồi, Bùi Văn Chung ở xóm Mới, Bùi Văn Chúc ở xóm Ấm, Bùi Thành Luân ở xóm Đa... Bà con còn thực hiện tốt chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có múi (cam, bưởi) với diện tích khoảng 12,5 ha.
Bên cạnh đó, sản xuất CN-TTCN của địa phương được duy trì, từng bước có sự chuyển biến rõ nét, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, nghề truyền thống được đẩy mạnh, giá trị đạt 22 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân 8%/năm. Đến nay, toàn xã có 225 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ với loại hình kinh doanh đa dạng, mạng lưới bán buôn, bán lẻ được mở rộng trên địa bàn, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của Nhân dân. Đồng thời, tạo việc làm, thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Năm 2015, xã có bình quân thu nhập đầu người đạt 16 triệu đồng. Năm 2019, tăng lên 34,3 triệu đồng, dự kiến năm 2020 đạt 37 triệu đồng/người. Tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân hàng năm đạt 13%. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản 52%, CN-TTCN, xây dựng 28%, thương mại 20%. Xã có nhiều nỗ lực trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Bình quân hàng năm huy động trên 2 tỷ đồng từ nhiều nguồn lực, hàng nghìn ngày công, 0,3 ha đất các loại để phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng NTM. Đến nay, xã đạt 12/19 tiêu chí, tăng 6 tiêu chí so với năm 2015. Đối với công tác giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 23,04%, giảm bình quân 4,7%/năm. Sự nghiệp GD&ĐT, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chăm lo phát triển. ANCT-TTATXH được đảm bảo, giữ vững.
Phát huy những thành tích đạt được, Nhân dân và cán bộ, công chức xã Văn Nghĩa nỗ lực phấn đấu, được Đảng, Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2015-2019.
Bùi Minh
(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.