(HBĐT) - Chè Sông Bôi của Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi Thăng Long (Lạc Thủy) từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm nổi bật, mang hương vị đặc biệt, được nhiều người biết đến. Chè Sông Bôi có hương vị đậm đà, chát ngọt, màu vàng sáng quyện với hương thơm tự nhiên, khiến người dùng như được tiếp thêm năng lượng, cơ thể thoải mái, dễ chịu… Với kết quả xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2020, sản phẩm chè Sông Bôi mở ra cơ hội đưa hương chè bay xa hơn. Lộ trình năm 2021, sẽ xây dựng giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể chè Lạc Thủy.


Sản phẩm chè Sông Bôi của Công ty TNHH 2 thành viên Sông Bôi Thăng Long đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, cây chè được trồng trên vùng đất sông Bôi - nơi có khí hậu ôn hòa, điều kiện thổ nhưỡng thích hợp. Sản phẩm chè sau khi được sấy khô trở thành thức uống quen thuộc hàng ngày, cung cấp nhiều loại vitamin và dưỡng chất, đồng thời là thứ quà không thể thiếu trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện quan trọng của địa phương.

      Muốn có sản phẩm chè ngon, việc lựa chọn giống cây chè rất quan trọng. Sau nhiều năm chọn lọc, nghiên cứu, từ năm 2006, giống chè mới LDP1 được thử nghiệm thành công và nhân ra diện rộng ở Lạc Thủy. Đây là giống chè có ưu điểm nổi trội, phù hợp đồng đất, khí hậu nơi đây, khả năng sinh trưởng mạnh, năng suất cao, chất lượng tốt. Đến nay, diện tích chè của công ty phát triển lên 250 ha, trồng tập trung ở các xã Phú Thành, Phú Nghĩa, Đồng Tâm và thị trấn Chi Nê, với khoảng 500 hộ tham gia trồng chè, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Bình quân 1 năm, công ty sản xuất được 130 tấn chè khô, giá bán bình quân 100 nghìn đồng/kg, cho doanh thu 13 tỷ đồng. Thị trường chủ yếu xuất khẩu sang Hồng Kông, Hàn Quốc và các nước Đông Âu.

Để chè Sông Bôi đạt đến sự tinh túy, những búp chè tươi sau khi hái được xào đầu (héo nhẹ), nhằm làm giảm đi một lượng ẩm nhất định, làm đọt chè mềm mại hơn, tạo thuận lợi cho quá trình diệt men tiếp theo được triệt để. Chè được vò kỹ, sấy khô. Việc sấy chè được thực hiện sau khi vò chè nhằm làm giảm lượng nước trong chè đến độ ẩm cần thiết, cố định một phần độ xoăn của cánh chè sau khi vò, đồng thời góp phần tăng hương thơm cho chè thành phẩm. Cuối cùng, chè được sàng, tách, thu sản phẩm chè đạt chất lượng để đóng gói. Quy cách đóng gói trong bao bì hộp giấy 100 g, 200 g và 500 g, sản phẩm chè Sông Bôi đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Ông Phạm Văn Nho, Giám đốc công ty cho biết: Với khát khao nâng cao chất lượng, chuẩn hóa quy trình sản xuất cây chè nhằm phát triển lợi thế của quê hương, chúng tôi quyết tâm đưa sản phẩm chè Sông Bôi ngày càng đến với nhiều gia đình Việt và thị trường quốc tế. Thị trường của sản phẩm chè Sông Bôi càng vươn xa, đồng nghĩa với chất lượng chè được khẳng định. Việc chè Sông Bôi trở thành một đặc sản của vùng đất Lạc Thủy góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao doanh thu của công ty và thu nhập của người lao động địa phương.


Hải Linh

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục