(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn cho biết: Năm 2020, HND huyện không ngừng củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đồng hành cùng hội viên khắc phục khó khăn, tìm hướng đi mới phát triển kinh tế hộ; hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế HTX, tổ hợp tác (THT), sản xuất theo chuỗi giá trị… Các cấp Hội phát huy hiệu quả chương trình ủy thác với ngân hàng để tạo nguồn vốn cho hội viên vay phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD), từng bước cải thiện đời sống, thu nhập. Hiện, bình quân thu nhập của hội viên đạt từ 3 - 4,5 triệu đồng/tháng.



Nông dân thôn Yên Lịch, xã Thanh Sơn (Lương Sơn) năng động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện tự nhiên của địa phương.

       HND huyện có 14.195 hội viên, sinh hoạt tại 11 cơ sở Hội, 146 chi hội. Tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đến năm 2020 trên 4 tỷ đồng, cho 114 hộ hội viên vay thực hiện 14 dự án. Các cấp Hội phối hợp Ngân hàng CSXH tín chấp trên 73 tỷ đồng, thông qua 65 tổ, cho 2.416 hộ vay; Ngân hàng NN&PTNT tín chấp trên 233,6 tỷ đồng, thông qua 105 tổ, cho 2.883 hộ vay; Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có 3/11 cơ sở Hội đã triển khai ký hợp đồng ủy thác, thành lập được tổ vay vốn, tổng dư nợ trên 1,5 tỷ đồng, có 5 tổ với 24 hộ vay.

       Song song với tạo điều kiện cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất, Hội quan tâm đào tạo, dạy nghề cho hội viên. Trong năm, Hội tổ chức 8 lớp dạy nghề cho 268 hội viên tham gia các lớp mây tre đan xuất khẩu, may công nghiệp, gà thả vườn, nuôi ong lấy mật. Phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh mở lớp học nghề ủ phân vi sinh từ rác thải, phụ phẩm nông nghiệp với 32 hội viên đang sản xuất rau an toàn tại xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh; 1 lớp dạy nghề trồng rau an toàn và nhóm cây gia vị cho 30 hội viên tại xã Cư Yên. Tiếp tục duy trì, xây dựng thương hiệu hỗ trợ tiêu thụ nông sản nhãn hiệu tập thể về rau, củ quả hữu cơ; kết nối với các công ty tiêu thụ nông sản hữu cơ cho 22 nhóm, với 114 thành viên. Hiện, diện tích trồng rau hữu cơ của huyện gần 22 ha, tiêu thụ bình quân từ 10 - 12 tấn/tháng; giá bán trung bình 18.000 đồng/kg.

       Hội viên nông dân trong huyện chăm chỉ, chịu khó, hăng hái thi đua lao động SXKD giỏi. Anh Nguyễn Mạnh Hà, hội viên nông dân thôn Đất Đỏ, xã Liên Sơn là 1 trong 37 nông dân tiêu biểu của tỉnh trong phong trào thi đua nông dân SXKD giỏi giai đoạn 2018 - 2019. Anh Hà chia sẻ: Năm 2002 - 2007, tôi cùng gia đình tham gia chăn nuôi gà gia công cho Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam. Đến năm 2005, gia đình tôi chính thức bắt tay vào chăn nuôi gà công nghiệp. Lúc đầu nuôi 5.000 con/lứa. Được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật chăn nuôi của HND các cấp, tôi mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo hướng hàng hóa, quy mô lớn. Hiện, quy mô đàn gà của gia đình khoảng 20.000 con/lứa (một năm 6 lứa). Trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 400 tấn gà thịt. Thu nhập bình quân đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Tạo việc làm cho khoảng 15 công nhân, với mức thu nhập ổn định khoảng 5 - 8 triệu đồng/người/tháng.

       HND huyện xác định phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội. Với phương châm "không ngừng đổi mới trong chỉ đạo”, "lấy cơ sở là địa bàn hoạt động”, các cấp Hội chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào đi vào nề nếp, được cán bộ, hội viên hưởng ứng tích cực. Năm 2020, toàn huyện có 9.468 hộ đăng ký tham gia phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, với 4.573 hộ đạt SXKD giỏi các cấp. Trong đó, cấp xã 4.573 hộ, cấp huyện 1.495 hộ, cấp tỉnh 285 hộ, cấp T.Ư 15 hộ. Chất lượng, hiệu quả phong trào ngày càng nâng cao, nhiều hộ có quy mô sản xuất hàng hóa thu nhập từ 800 triệu - 1,2 tỷ đồng/năm. Tiêu biểu như hộ các ông: Nguyễn Đình Lâm - xóm 3/2 B, Trần Xuân Minh - xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn; Nguyễn Đình Thành - tiểu khu 11, thị trấn Lương Sơn…


Thu Thủy

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục