(HBĐT) - Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của huyện Cao Phong có những thay đổi rõ nét. Nhà ở, khu dân cư khang trang, sạch đẹp; điện, đường, trường, trạm được kiên cố hóa; đời sống Nhân dân nâng cao. Ðó là nhờ sự chung sức, đồng lòng của Ðảng bộ, chính quyền và người dân trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.



Hệ thống đường giao thông nông thôn xã Hợp Phong (Cao Phong) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa của Nhân dân.

Thực hiện phong trào thi đua "Huyện Cao Phong chung sức xây dựng NTM”, các xã trong huyện tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia; phát động, tổ chức thực hiện phong trào "Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”, tạo chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, đảng viên, làm cho người dân hiểu được vai trò, lợi ích của chương trình xây dựng NTM, từng bước xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tính tự lực, chủ động trong Nhân dân. Triển khai thực hiện xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu, đến nay, toàn huyện trồng được 99 đoạn đường hoa, chiều dài trên 16.587 m; vận động hội viên, phụ nữ tham gia quét dọn đoạn đường phụ nữ tự quản, ngõ xóm, với 8.264 hội viên tham gia quét dọn được 120,6 km, khơi thông cống rãnh được 35,05 km; xây dựng được 45 nhà tiêu hợp vệ sinh.

Phong trào xây dựng NTM được đông đảo Nhân dân, cán bộ, hội viên hưởng ứng bằng những hoạt động thiết thực như: Hiến đất làm đường giao thông, đóng góp công lao động, nguyên vật liệu xây dựng đường giao thông, xây công trình thủy lợi (kênh, mương), hỗ trợ nhau làm kinh tế, chỉnh trang nhà ở, khu dân cư... Theo đó, có 106 hộ hiến 6.441 m2  đất, trị giá 663,655 triệu đồng tại các xã: Thạch Yên, Dũng Phong, Bắc Phong, Thung Nai, Bình Thanh, Thu Phong; huy động 1.380 công ngày công lao động tham gia xây dựng NTM.

Việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình triển khai xây dựng NTM. Các xã đã xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương như trồng cây ăn quả có múi, mía, nuôi cá lồng... mang lại nguồn thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, huyện tích cực triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với thị trường, hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Đến nay, toàn huyện có 8 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh (3 sản phẩm 4 sao, 5 sản phẩm 3 sao); thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 49,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5%.

Huyện duy trì 4 xã đạt chuẩn các tiêu chí về xây dựng NTM, gồm: Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong, Thu Phong, trong đó, các xã Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong đạt chuẩn NTM nâng cao, xã Dũng Phong đang phấn đấu đạt NTM kiểu mẫu; 4 xã đạt từ 11-16 tiêu chí; 1 xã đạt 10 tiêu chí; bình quân đạt 15,77 tiêu chí/xã. Năm 2021, huyện phấn đấu xã Bắc Phong về đích NTM.

Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Sự đồng thuận của Nhân dân luôn là nền tảng, niềm tin và động lực to lớn góp phần hoàn thiện các tiêu chí NTM. Thực tiễn cũng cho thấy, việc lớn, việc nhỏ, nếu người dân được tham gia ý kiến, bàn bạc, giám sát, huy động nguồn lực trong dân đúng quy trình, đúng đối tượng, công khai, dân chủ thì việc gì cũng thành công.


Hải Linh

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục