Các hãng hàng không trong nước thời gian qua đã xác định chiến lược phát triển hướng vào đường bay trục Hà Nội - TP Hồ Chí Minh để chiếm lĩnh thị phần hành khách nội địa trong bối cảnh các đường bay quốc tế tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) vừa qua đã triển khai hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới có tính đột phá trên đường bay này.


Chặng bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh được Hãng hàng không VNA tăng cường khai thác bằng tàu bay thân rộng hiện đại với tần suất 2 giờ/chuyến.
 

Cửa ngõ hàng không quan trọng

Cục trưởng Hàng không Việt Nam (HKVN) Đinh Việt Thắng nhận định, trong tương lai gần, thị trường hàng không Việt Nam và ASEAN sẽ trở nên nhộn nhịp và đầy tính cạnh tranh. Việc dỡ bỏ các quy định về giá cước, các hạn chế về chuyến bay thuê chuyến đã tác động mạnh đến cơ cấu giá vận tải hàng không. Các hãng hàng không có thể linh hoạt trong việc xây dựng giá cước, đưa ra các mức giá cạnh tranh, phù hợp các phân khúc hành khách qua đó nâng cao năng lực khai thác và thúc đẩy tăng trưởng vận tải hàng không khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Với thị trường có dân số gần 100 triệu và thu nhập ngày càng cải thiện, Việt Nam tiếp tục là điểm đến về đầu tư, kinh tế, du lịch đối với các nhà đầu tư và du khách nước ngoài. Cùng với việc hội nhập sâu, rộng của kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới, ngành HKVN đang có nhiều cơ hội để tăng trưởng và phát triển.

Giữa tháng 12 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) tiến hành thống kê, kết quả cho thấy, đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ hai trên thế giới về tải cung ứng, chỉ sau đường bay Xơ-un - Chê-chu (Hàn Quốc). Đây là đường bay trục trong mạng bay của VNA, được khai thác ngay từ khi hãng thành lập và có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của VNA Group (gồm VNA và Pacific Airlines) cũng như trong việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch của Việt Nam. Trước vai trò chiến lược và nhu cầu lớn của đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, VNA đã không ngừng cải tiến, liên tục ra mắt các sản phẩm, dịch vụ trên đường bay này nhằm tăng sức hút và mang đến cho hành khách trải nghiệm tốt nhất. Hãng đã đầu tư phát triển đội tàu bay thân rộng thuộc tốp đầu châu Á - Thái Bình Dương, lớn thứ hai tại Đông - Nam Á với hai dòng máy bay chủ lực Airbus A350 và Boeing 787. Trong đó, có 14 chiếc Airbus A350-900, 11 chiếc Boeing 787-9, ba chiếc Boeing 787-10 để phục vụ đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và các đường bay quốc tế đến châu Âu, Ô-xtrây-li-a. Bên cạnh đó, hãng cũng phối hợp đơn vị thành viên Pacific Airlines trong hoạt động khai thác đường bay này theo chiến lược phát triển "thương hiệu kép” (dual-brand) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng với dải sản phẩm phong phú, lịch bay linh hoạt và các loại hình dịch vụ phù hợp với yêu cầu của mọi đối tượng hành khách. "Sự kết hợp này đã góp phần củng cố thị phần của VNA Group luôn duy trì ở mức hơn 50% ở đường bay trục này cũng như trên toàn thị trường nội địa”, đại diện lãnh đạo VNA cho hay.

Nâng tầm dịch vụ

Năm 2020, sản lượng hành khách của VNA trên đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh chiếm 25% tổng số khách nội địa (bình quân cứ bốn khách của VNA, sẽ có một người đi hành trình Hà Nội - TP Hồ Chí Minh). Tháng 4 vừa qua, trong khi dịch Covid-19 phức tạp, lượng khách bay giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giảm xuống chỉ bằng 15% so cùng kỳ, nhưng đến tháng 5, khi dịch được kiểm soát, lượng khách đã phục hồi trở lại 100%. Thời điểm này, trung bình mỗi tuần VNA Group cung ứng khoảng 104 nghìn ghế, vận chuyển 92 nghìn lượt khách giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tương đương 98% so với cùng kỳ và chiếm 57% tổng thị trường. Để nâng tầm đường bay này thành sản phẩm cốt lõi tại thị trường nội địa, ngay từ tháng 7 vừa qua, VNA đã đưa ra bộ nhận diện và tên gọi "VNAXPRESS - đường bay Hồ Chí Minh” với những ưu điểm vượt trội. Theo đó, trung bình mỗi ngày VNA và Pacific Airlines thực hiện gần 40 chuyến giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với tần suất 30 phút đến 1 giờ/chuyến, đáp ứng tối đa nhu cầu di chuyển của hành khách ở mọi thời điểm. Giờ khởi hành của các chuyến được bố trí vào khung giờ tròn (5 giờ, 6 giờ, 7 giờ...) trải đều từ 6 đến 21 giờ hằng ngày, giúp hành khách dễ dàng ghi nhớ để lên kế hoạch mua vé. Các chuyến bay được tăng cường khai thác bằng tàu bay thân rộng với tần suất 2 giờ/chuyến, mang đến cho hành khách cơ hội được thường xuyên trải nghiệm các dòng tàu bay hiện đại bậc nhất thế giới. Hành khách có thể mua vé sát giờ bay đến 60 phút trước giờ khởi hành thay vì 180 phút như thông thường qua ứng dụng di động, website, đại lý của VNA. Trong trường hợp đến sân bay sớm, hành khách có thể được mời lên chuyến bay với giờ khởi hành sớm hơn nếu chuyến bay còn chỗ trong vòng 120 phút so với giờ cất cánh ngay cả khi đã qua khu vực soi chiếu an ninh. Hành khách được bố trí tối đa sử dụng ống lồng, cùng quầy làm thủ tục và cửa lên máy bay riêng. Các quầy thủ tục nằm ở khu vực gần lối vào cửa an ninh, giúp hành khách tiết kiệm thời gian và thuận tiện trong việc đi lại.

Ngoài ra, hành khách còn được hưởng trọn vẹn các dịch vụ tiện nghi của VNA theo tiêu chuẩn 4 sao quốc tế từ mặt đất đến trên không. Lần đầu trên đường bay này, hành khách hạng phổ thông được thưởng thức nhiều món ăn mới, còn khách hạng thương gia được lựa chọn đa dạng các món từ ẩm thực truyền thống đến phong vị châu Âu trong ba khung giờ: Bữa sáng, trưa và tối. Hành khách cũng được trải nghiệm không gian đọc rộng mở của dịch vụ ấn phẩm điện tử (E-reader) gồm nhiều chủ đề phong phú với ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Các ấn phẩm được thường xuyên cập nhật, bổ sung để mang đến những thông tin mới nhất cho hành khách. "Việc đưa vào vận hành ấn phẩm điện tử nằm trong chiến lược tổng thể của VNA nhằm nắm bắt xu hướng toàn cầu và hướng tới trở thành hãng hàng không kỹ thuật số đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ đọc trên chuyến bay, bảo đảm an toàn sức khỏe cho hành khách nhờ hạn chế tiếp xúc và góp phần giảm thiểu lượng giấy in để bảo vệ môi trường”, lãnh đạo VNA cho hay.

Theo NhanDan

Các tin khác


Xã Toàn Sơn: Về đích từ huy động sức dân

(HBĐT) - Cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đã huy động, vận dụng hiệu quả sức dân để đưa xã cán đích NTM ngay trước thềm năm mới 2021.

Xã Nam Thượng: Xây dựng thành công "Xã nông thôn mới nâng cao"

(HBĐT) - Trở lại xã Nam Thượng (Kim Bôi) sau 5 năm đạt chuẩn xã NTM, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, hạ tầng cơ sở được đầu tư nâng cấp, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Phát huy thế mạnh, đề ra các giải pháp thiết thực nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt, Nam Thượng hướng tới xây dựng thành công xã NTM nâng cao.

Khởi sắc Cao Phong

(HBĐT) - Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của huyện Cao Phong có những thay đổi rõ nét. Nhà ở, khu dân cư khang trang, sạch đẹp; điện, đường, trường, trạm được kiên cố hóa; đời sống Nhân dân nâng cao. Ðó là nhờ sự chung sức, đồng lòng của Ðảng bộ, chính quyền và người dân trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Chè Sông Bôi - ấm lòng người thưởng thức

(HBĐT) - Chè Sông Bôi của Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi Thăng Long (Lạc Thủy) từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm nổi bật, mang hương vị đặc biệt, được nhiều người biết đến. Chè Sông Bôi có hương vị đậm đà, chát ngọt, màu vàng sáng quyện với hương thơm tự nhiên, khiến người dùng như được tiếp thêm năng lượng, cơ thể thoải mái, dễ chịu… Với kết quả xếp hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2020, sản phẩm chè Sông Bôi mở ra cơ hội đưa hương chè bay xa hơn. Lộ trình năm 2021, sẽ xây dựng giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể chè Lạc Thủy.

Trà cà gai leo Thương Hảo - sản phẩm OCOP 3 sao

(HBĐT) - Nhận thấy những tính năng vượt trội cũng như tiềm năng, lợi thế của các loại dược liệu quý tại Hòa Bình, tháng 6/2017, Công ty TNHH MTV Thương Hảo, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) được thành lập với mục tiêu chế biến sâu các sản phẩm dược liệu đặc trưng của tỉnh, trong đó lựa chọn cà gai leo là sản phẩm chủ lực.

Cơ hội cho sản phẩm đặc trưng và phát triển kinh tế nông thôn

(HBĐT) - Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, tỉnh có 71 sản phẩm OCOP được gắn sao, trong đó, 18 sản phẩm 4 sao, 53 sản phẩm 3 sao. Đây là cơ hội cho các sản phẩm của địa phương chắp cánh và là động lực phát triển kinh tế nông thôn. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT về mục tiêu, giải pháp phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh trong thời gian tới. Sau đây là nội dung:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục