(HBĐT) - Cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đã huy động, vận dụng hiệu quả sức dân để đưa xã cán đích NTM ngay trước thềm năm mới 2021.



Gia đình chị Đặng Thị Quyết (trái) xóm Tra, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) phát triển mô hình trồng bưởi Diễn cho thu nhập ổn định. 

Đồng chí Đinh Thị Cúc, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ lợi ích của việc xây dựng NTM. Từ đó, vận dụng, huy động sức dân góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn xã.

Một trong những nét nổi bật của phong trào "Chung sức xây dựng NTM” ở Toàn Sơn là việc huy động hiệu quả sức dân trong tổ chức, thực hiện xây dựng, cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT). "Đây là một tiêu chí khó. Bởi ngoài kinh phí đầu tư lớn thì việc vận động người dân giải phóng mặt bằng, hiến đất mở đường luôn là vấn đề nan giải, phức tạp” - đồng chí Đinh Thị Cúc chia sẻ. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tế địa phương như: Vận động người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ trực tiếp vận động con cháu tích cực tham gia hiến đất, ủng hộ vật chất làm đường GTNT; hạt nhân nòng cốt là cán bộ, đảng viên đi đầu, nêu gương làm trước, tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động, ủng hộ vật chất... Từ đó tạo thành phong trào thi đua rộng khắp. Như ở xóm Rãnh, sau khi được tuyên truyền, vận động, dù là gia đình chính sách, nhưng anh Triệu Văn Thủy vẫn tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất để làm đường. Tiếp sau gia đình anh Thủy, gia đình các anh Triệu Văn Sơn, Dương Phúc Nhân cũng tự nguyện phá tường, dỡ rào, chặt cây hiến đất cho xóm, xã. Theo gương các gia đình trên, các hộ dân trong xóm có đất hiến đất, hộ không có đất ủng hộ tiền của, vật chất, ngày công cùng cộng đồng dân cư làm đường. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, 100% đường làng, ngõ xóm ở xóm Rãnh đã được bê tông hóa. "Từ phong trào này, dù là địa phương miền núi địa hình phức tạp, các khu dân cư nằm rải rác, không tập trung, nhưng toàn bộ tuyến đường làng, ngõ xóm, liên xóm của xã đều đã được bê tông hóa. Vào mùa mưa không còn lầy lội, trơn trượt. Để hoàn thành tiêu chí này, ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, phần còn lại hoàn toàn do người dân đóng góp” - đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

Bên cạnh đó, với phương châm "xây dựng NTM để làm cho cuộc sống người dân tốt hơn”, cấp ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo Nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Theo đó, các hộ dân đẩy mạnh chuyển đổi vườn tạp, mạnh dạn đầu tư, đưa mô hình trồng cây có múi, cây dược liệu vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chị Đặng Thị Quyết ở xóm Tra cho biết: Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều hộ trong xóm có nguồn thu lên đến hàng trăm triệu đồng/năm, như gia đình chị Đinh Thị Huệ, ông Triệu Văn Hội, Đặng Văn Toàn. Đây là sự thay đổi mà trước đây chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến.

Đồng chí Đinh Thị Cúc, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh: Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, đưa nhiều mô hình kinh tế vào sản xuất đã góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người dân. Năm 2020, thu nhập bình quân của xã đạt trên 36 triệu đồng/người, tăng gấp 2 so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,5% năm 2019 còn 11,56% năm 2020. Đây chính là yếu tố then chốt để Toàn Sơn cán đích NTM ngay trước thềm năm mới 2021 bằng sự tham gia tích cực của người dân.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục