(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra nhiệm vụ: Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm sớm đưa kinh tế của Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng một số khu, CCN còn nhiều vướng mắc và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa (TP Hòa Bình).

Toàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích đất quy hoạch 1.510 ha; 98 dự án đầu tư đã được cấp phép, trong đó có 26 dự án đầu tư trự̣c tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký hơn 518 triệu USD và 72 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 7.397 tỷ đồng. Trung bình tỷ lệ lấp đầy các KCN đã có nhà đầu tư (NĐT) phát triển hạ tầng đạt 56,9% (KCN Lương Sơn đạt 100%, bờ trái sông Đà 86%, Mông Hóa 36,47%, Nam Lương Sơn 61,16%). Ngoài ra, tỉnh quy hoạch 20 CCN với tổng diện tích đất 800,165 ha. Đến nay, đã có 14 CCN được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 556,4 ha. Có 5 CCN tại các huyện: Lạc Thủy, Tân Lạc, Mai Châu đã đi vào hoạt động, thu hút 13 dự án thứ cấp đầu tư SX-KD, tổng diện tích cho thuê trên 45 ha; tổng số vốn đăng ký hơn 623 tỷ đồng; trung bình tỷ lệ lấp đầy các CCN trên địa bàn tỉnh là 40,88%.

Với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, những năm qua, tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tập trung huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu, CCN. Song, đến nay mới có KCN Lương Sơn, KCN bờ trái sông Đà và CCN Chiềng Châu (Mai Châu) cơ bản hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng. Các KCN: Mông Hóa, Yên Quang (TP Hòa Bình), Lạc Thịnh (Yên Thủy) và các CCN: Phú Thành II, Đồng Tâm (Lạc Thủy), Khoang U (Lạc Sơn) đã, đang triển khai đầu tư một số hạng mục công trình nhưng còn nhiều khó khăn. Các KCN, CCN còn lại mới được thành lập hoặc hoàn thành quy hoạch chi tiết, cắm mốc ranh giới quy hoạch, đang trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB).

KCN Mông Hóa có diện tích 235,68 ha, được UBND tỉnh giao cho Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ (Tập đoàn Phú Mỹ) nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư tại Văn bản số 967/UBND-CNXD, ngày 29/6/2018. Theo Ban Quản lý (BQL) các KCN tỉnh, hồ sơ dự án hạ tầng KCN đã được Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cấp quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, còn một số vấn đề chưa rõ nét, nhất là phương hướng giải quyết đối với ngân sách đã đầu tư cho KCN, dẫn đến việc thẩm định mất nhiều thời gian (tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN thực hiện đến nay là 131,17 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ 74 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 57,17 tỷ đồng). Quá trình làm hồ sơ GPMB có một số khó khăn do việc cập nhật, điều chỉnh biến động đất đai chưa kịp thời, các quy định của địa phương về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (BT, HT, TĐC) có nhiều thay đổi. Đường trục chính KCN đang thực hiện đầu tư, nhưng do ảnh hưởng của điều chỉnh quy hoạch nên dự án phải tạm dừng để thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Ông Đỗ Trọng Phú, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phú Mỹ bày tỏ: NĐT mong muốn sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN Mông Hóa, theo đề nghị của Bộ KH&ĐT tại Văn bản số 8261/BKHĐT-QLKKT, ngày 14/12/2020, đề nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức thực hiện, hướng dẫn NĐT thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo chất lượng, tiến độ và các quy định để dự án sớm được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng theo quy hoạch được duyệt, đưa dự án đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, đề nghị UBND tỉnh xem xét, chấp thuận giao BQL các KCN tỉnh và UBND TP Hòa Bình tiếp tục thực hiện công tác BT, HT, TĐC cho dự án. Đồng thời, tỉnh sớm phê duyệt điều chỉnh dự án đường trục chính KCN Mông Hóa phù hợp với quy hoạch được phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thành dự án, đảm bảo kết nối giao thông KCN và khu vực qua quốc lộ 6 với cao tốc Hà Nội - Hòa Bình theo quy hoạch.

Cũng như KCN Mông Hóa, KCN Yên Quang (xã Quang Tiến) do Công ty CP An Việt Hòa Bình làm chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật chậm tiến độ so với đăng ký. Hiện, dự án chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nên chưa đủ điều kiện để được phê duyệt phương án đền bù và ra thông báo thu hồi đất với diện tích còn lại của giai đoạn 1. Việc chi trả tiền đền bù GPMB của NĐT chậm, tác động xấu đến sự đồng thuận của người dân trong xã. Quá trình làm hồ sơ GPMB còn khó khăn do việc cập nhật, điều chỉnh biến động đất đai chưa kịp thời... Dự án chưa được giao đất, chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải, do đó chưa đủ điều kiện để thu hút NĐT thứ cấp hoặc cho thuê lại đất.

Để tháo gỡ khó khăn cho các NĐT, vừa qua, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác đã kiểm tra thực địa, bàn việc phát triển 2 KCN Mông Hóa, Yên Quang. Đồng chí giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành chức năng và UBND TP Hòa Bình kịp thời có giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN.

Đặc biệt, tại buổi làm việc với BQL các KCN tỉnh dịp đầu năm, đồng chí Đinh Công Sứ đã chỉ đạo BQL các KCN tỉnh tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo đầu tư phát triển hạ tầng các khu, CCN duy trì hoạt động, tổ chức thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 26/5/2014 và các kết luận của Tỉnh ủy. Bám sát các nhiệm vụ được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao để tổ chức thực hiện. Trong thời gian trước mắt, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu lấp đầy các KCN với tỷ lệ: bờ trái sông Đà 100%; Mông Hóa 50%; Yên Quang 20%; Nam Lương Sơn 60,04%. Ngoài ra, BQL tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng KCN Nhuận Trạch; đẩy mạnh thu hút đầu tư để lựa chọn được NĐT vào KCN Lạc Thịnh; phấn đấu GPMB được khoảng 100 ha đất KCN. Phấn đấu sớm hoàn thành việc rà soát, lập đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh đến năm 2030. Tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về "Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng các KCN, GPMB, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư". 

 

Bình Giang

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục