(HBĐT) - Việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt không chỉ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng, mà còn hạn chế tiếp xúc trực tiếp, góp phần tích cực phòng, chống dịch Covid-19.



Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, góp phần phòng, chống dịch Covid-19.

Hiện nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) quản lý 258 nghìn khách hàng, tăng trên 10 nghìn khách hàng so với năm 2020. Để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, những năm qua, PC Hoà Bình đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, công ty đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng thanh toán tiền điện mà không phải dùng tiền mặt. Theo đó, khách hàng có thể đăng ký để thực hiện thanh toán tiền điện qua các kênh thanh toán không sử dụng tiền mặt như: Trích nợ tự động qua ngân hàng, thanh toán qua smartbanking, internetbanking, UNT/UNC, tự động thanh toán qua các ví điện tử, qua cổng thông tin Dịch vụ công quốc gia và một số kênh thanh toán khác.

Được ngành Điện hướng dẫn, hơn 2 năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Thanh, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đã chuyển sang thanh toán tiền điện thông qua tài khoản ngân hàng. Chị cho biết, do đặc thù công việc phải đi nhiều nên trước đây, có đợt đến kỳ thanh toán tiền điện bị quên, hoặc không sắp xếp thời gian đi nộp tiền được nên gia đình bị cắt điện, vì nộp tiền điện quá thời hạn quy định. Còn hơn 2 năm qua, tình trạng này không còn vì chị không cần phải đến điểm thu tiền điện, chỉ cần chiếc điện thoại smartphone kết nối mạng internet là có thể nhận thông tin về hóa đơn và thực hiện nộp tiền điện qua tài khoản ngân hàng.

Đồng chí Trần Thị Út, Trưởng phòng Kinh doanh (PC Hoà Bình) cho biết: Việc thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Khi ủy quyền cho các ngân hàng, tổ chức trung gian hay thanh toán qua các ví điện tử, khách hàng tiết kiệm được thời gian đi lại, không còn phải chờ đợi hay lưu trữ các hoá đơn, cũng như không sợ nhầm lẫn thông tin và dễ dàng thực hiện tra cứu các thông tin, dịch vụ thông qua trang web chăm sóc khách hàng. Năm 2018, PC Hoà Bình bắt đầu triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Nếu năm đầu tiên thực hiện, toàn tỉnh mới có 28% khách hàng sử dụng, năm 2019 đã tăng lên 32%. Đến hết năm 2020, 42% số khách hàng trên địa bàn tỉnh sử dụng phương thức thanh toán tiện lợi, hợp xu thế này.

Trong các địa phương, TP Hoà Bình có nhiều khách hàng chuyển sang thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt nhất, với trên 80% khách hàng; huyện Lương Sơn xếp thứ hai, với 38%. Thời gian tới, PC Hoà Bình đặt mục tiêu có 70% khách hàng sử dụng hình thức thanh toán này. Ngoài việc đẩy mạnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, từ năm 2020, PC Hòa Bình cũng triển khai ký số hợp đồng mua bán điện sinh hoạt. Điều này giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc theo dõi, giám sát và tiếp cận các dịch vụ điện năng. "Mục tiêu của công ty là tất cả khách hàng đều chuyển sang hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, là tỉnh miền núi, nhiều khu vực còn khó khăn nên trước mắt, chúng tôi phấn đấu có 70% khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhiều tiện ích này. Để đạt được mục tiêu, ngành Điện rất mong nhận được sự hợp tác từ phía khách hàng, cũng như sự tuyên truyền của các cấp chính quyền. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc không tiếp xúc trực tiếp khi thanh toán tiền điện sẽ góp phần thiết thực trong công tác phòng, chống dịch” - đồng chí Trần Thị Út, Trưởng phòng Kinh doanh (PC Hòa Bình) nhấn mạnh.

Viết Đào

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục