(HBĐT) - Với phương châm "xưa thắng giặc, nay thắng nghèo”, trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cao Phong đã phát động phong trào thi đua CCB đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tích cực vận động hội viên mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.



Mô hình kinh tế của cựu chiến binh Phan Xuân Phương, khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) cho thu nhập gần 3 tỷ đồng/năm.

Xuất ngũ về quê với hai bàn tay trắng, nhưng nhờ nghị lực, bản lĩnh của "Bộ đội Cụ Hồ", CCB Nguyễn Văn Hiền, xóm Bắc Sơn, xã Bắc Phong cùng gia đình lên vùng đồi khai hoang, phát triển kinh tế. Ban đầu, ông nuôi ít gà, vịt, bò, dê để tạo sinh kế, nuôi con ăn học. Dần dần có tích lũy, ông mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất. Đến nay, trang trại tổng hợp của CCB Nguyễn Văn Hiền có 3,4 ha mặt nước ao, hồ, 2 ha cam canh, bưởi Diễn, ngoài ra ông duy trì nuôi dê gà, vịt... cho thu nhập mỗi năm từ 2 - 2,5 tỷ đồng. Khi đã có của ăn của để, ông sẵn sàng giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm cho những CCB khác cùng vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên quê hương. CCB Nguyễn Văn Hiền chia sẻ: Phát huy bản chất bộ đội Cụ Hồ, gia đình tôi vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Ở khu 2, thị trấn Cao Phong, cái tên Phan Xuân Phương đã trở nên quen thuộc với nhiều người không chỉ bởi đây là ông chủ của trang trại chăn nuôi lợn, trâu khá nổi tiếng, mà còn bởi ông còn là một CCB nhiệt tình, gương mẫu, sống nghĩa tình, trách nhiệm với đồng đội và với mọi người. Trên diện tích 4 ha, qua tìm tòi, học hỏi, ông mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi 180 con lợn thịt. Việc chăn nuôi lợn được áp dụng theo phương pháp khoa học, đảm bảo chất lượng nguồn thức ăn và phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, ông Phương còn phát triển ổn định mô hình nuôi trâu vỗ béo, trồng trên 1.430 gốc cam lòng vàng, cam canh, quýt. Từ mô hình chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, mỗi năm gia đình CCB Phan Xuân Phương thu về gần 3 tỷ đồng.

Trên đây chỉ là 2 trong số trên 1.300 mô hình hội viên CCB làm kinh tế giỏi trong toàn huyện. Những năm qua, Hội CCB huyện Cao Phong đã làm tốt công tác tập hợp hội viên, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Công tác xóa đói, giảm nghèo được Hội triển khai hiệu quả, rộng khắp theo hướng giảm nghèo nhanh, bền vững. Hội đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi và nguồn quỹ Hội do CCB đóng góp. Bên cạnh đó, Hội thể hiện tốt vai trò ủy thác cho vay của Ngân hàng CSXH. Hiện nay, Hội có 52 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 10 xã, thị trấn, tổng dư nợ trên 70 tỷ đồng, cho 1.800 hội viên vay phát triển kinh tế.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết: Hội hiện có trên 2.700 hội viên, tỷ lệ hội viên nghèo còn 9%. Trong những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế được các cấp Hội trên địa bàn huyện chú trọng. Trong đó, Hội tập trung tuyên truyền hội viên cải tạo vườn tạp trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là ở những vùng còn nhiều khó khăn. Nhờ đó, tỷ lệ hộ CCB khá, giàu tăng qua các năm, hết năm 2020 chiếm trên 40%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%. Đồng thời, tích cực vận động hội viên tham gia phong trào xây dựng NTM ở địa phương.

Phát huy những kết quả đã đạt được, Hội tiếp tục triển khai nhiệm vụ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho hội viên CCB; xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh ngày càng có hiệu quả cao hơn, trên tinh thần làm giàu cho mình, cho quê hương, để hình ảnh, phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ” luôn tỏa sáng.


Hải Linh

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục