(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thị trấn Bo (Kim Bôi) được mở rộng trên cơ sở nhập toàn bộ dân số, diện tích 2 xã Kim Bình và Hạ Bì. Diện tích thị trấn từ 6,2 ha tăng lên 13,27 km2, dân số từ 3.000 người tăng gấp 5 lần, hiện khoảng 1,5 vạn người. Toàn thị trấn mới có 16 khu dân cư, 25 chi bộ với xấp xỉ 1.000 đảng viên.



Cấp ủy, chính quyền thị trấn Bo (Kim Bôi) triển khai nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm 2021.

Đồng chí Vũ Hùng Cường, Chủ tịch UBND thị trấn Bo cho biết: Tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của BTV Huyện ủy, thị trấn khẩn trương sắp xếp tổ chức bộ máy, từng bước đi vào hoạt động ổn định. Cùng với việc tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành công, Đảng bộ thị trấn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH có những khó khăn nhất định. Từ chỗ cơ cấu kinh tế của thị trấn trước sáp nhập chủ yếu là thương mại, dịch vụ (khoảng 100%) nay tỷ trọng nông, lâm nghiệp 60%, còn lại là thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiêp, xây dựng. Dân số, địa bàn mở rộng nên công tác quản lý cơ sở vật chất, đất đai cũng có nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khi sắp xếp đã dôi dư cán bộ, công chức, phải giải quyết theo lộ trình đến năm 2024, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, ảnh hưởng lớn đến lãnh đạo, điều hành nhiệm vụ chính trị của thị trấn mới.
Tuy nhiên, với sự cố gắng của cán bộ và Nhân dân, thị trấn đã đạt được những kết quả tích cực. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy được khẳng định. Công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy chính quyền dần đi vào nền nếp, hiệu quả. Thị trấn tiếp tục tranh thủ hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng cuộc sống cho Nhân dân. Thị trấn Bo được mở rộng, đường sá, đèn điện, vỉa hè được đầu tư khoáng đạt, văn minh hơn. Tiềm năng du lịch, nông nghiệp bước đầu khai thác hiệu quả. Năm 2020, thị trấn hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu. Tổng thu nhập toàn thị trấn thực hiện 607,3 tỷ đồng, trong đó, kinh doanh thương mại, dịch vụ thực hiện 196,6 tỷ đồng; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 34,3 tỷ đồng; thu nhập khác 230,9 tỷ đồng; các chỉ tiêu về nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt đều vượt kế hoạch. Bình quân thu nhập đầu người đạt 41 triệu đồng, hộ nghèo còn xấp xỉ 9%. Các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội phát triển. QP-AN được giữ vững.

Thị trấn Bo đang đứng trước những cơ hội rất lớn để bứt phá vươn lên, khi được xác định là vũng lõi để phát triển đô thị, du lịch, thương mại của huyện. Thị trấn có nguồn nước khoáng được coi là vàng trắng của vùng đất Mường Động, có nhiều điểm du lịch tạo ấn tượng tốt đối với du khách. Khu vực thị trấn đang được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, triển khai các dự án vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ. Huyện đang triển khai các dự án đầu tư hạ tầng như đường nội thị thị trấn dài gần 7 km, triển khai khu đất đô thị đấu giá để đầu tư hạ tầng, phát triển đô thị. Trên địa bàn đã có sự góp mặt của Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Châu Á Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn APEC thực hiện dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại xóm Mớ Đá…
Đồng chí Vũ Hùng Cường, Chủ tịch UBND thị trấn cho biết thêm: Đây là những cơ hội rất lớn để thị trấn phát triển. Thị trấn đang triển khai các kế hoạch, cụ thể hóa các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Thực hiện nghiêm túc các nghị quyết về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, góp phần nâng cao nhận thức, vai trò lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, nâng cao chất lượng công vụ; đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng thị trấn thực sự là trái tim của huyện, vùng quê đáng sống của người dân.


Lê Chung

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình: Siết chặt quản lý đô thị

(HBĐT) - Sau sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TP Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính, gồm 12 phường, 7 xã, với tỷ lệ đô thị hoá khoảng 78,1%, tốc độ đô thị hoá giai đoạn 2016 - 2020 là 6,5%. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã triển khai nhiều giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường quản lý đô thị (QLĐT), huy động nguồn lực đầu tư chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng đô thị, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, bảo đảm trật tự đô thị - Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Bí thư TT Thành ủy cho biết.

Nắng nóng gay gắt kéo dài – nâng cao ý thức sử dụng điện, nước tiết kiệm, hợp lý

(HBĐT) - Những ngày này, trên địa bàn tỉnh lại tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt diện rộng. Theo tin của Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do ảnh hưởng của rìa phía Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây, kết hợp với hiệu ứng phơn nên khu vực tỉnh có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 41 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày trong đợt nắng nóng này phổ biến 40-55%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-19h. Rủi ro thiên tai do nắng nóng được cảnh báo ở cấp độ 1.

Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học

(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 182-KL/TU về kết quả 5 năm thực hiện Kế hoạch số 57-KH/TU, ngày 20/12/2016 của BTV Tỉnh ủy "thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 1/9/2016 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”.

17 hợp tác xã cung ứng dịch vụ đăng ký thành lập mới

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh có 17 hợp tác xã (HTX) cung ứng dịch vụ đăng ký thành lập mới, gồm: 15 HTX nông nghiệp, 2 HTX phi nông nghiệp; 17 HTX cung ứng dịch vụ ngừng hoạt động, gồm: 9 HTX nông nghiệp, 8 HTX phi nông nghiệp và 1 HTX cung ứng dịch vụ nông nghiệp giải thể. Số lượng HTX được thành lập mới thấp hơn 50% so với cùng kỳ năm 2020.

Dư nợ chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn đạt trên 636 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, đến hết tháng 5/2021, tổng dư nợ chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh đạt 636,6 tỷ đồng, với 18.577 khách hàng còn dư nợ.

Tạo sinh kế cho người dân ảnh hưởng thiên tai ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Đợt mưa lũ tháng 10/2017, huyện Đà Bắc chịu ảnh hưởng lớn bởi lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá xảy ra ở nhiều xã đặc biệt khó khăn, khiến cuộc sống, sản xuất gặp nhiều gian khó. Để góp phần giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, hỗ trợ khôi phục, phát triển sản xuất nông nghiệp, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản (GCT-VN&TS) Hòa Bình đã đề xuất và được Bộ KH&CN, Sở KH&CN giao cho đơn vị triển khai thực hiện dự án "Ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng của thiên tai tại huyện Đà Bắc” (dự án).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục