(HBĐT) - Sau sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TP Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính, gồm 12 phường, 7 xã, với tỷ lệ đô thị hoá khoảng 78,1%, tốc độ đô thị hoá giai đoạn 2016 - 2020 là 6,5%. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã triển khai nhiều giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường quản lý đô thị (QLĐT), huy động nguồn lực đầu tư chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng đô thị, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, bảo đảm trật tự đô thị - Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Bí thư TT Thành ủy cho biết.
Một góc phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) được quy hoạch, xây dựng đồng bộ.
Năm 2021, Đảng bộ thành phố đã tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá thực trạng công tác QLĐT, bàn giải pháp khắc phục những yếu kém, thống nhất ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác QLĐT. Công tác tuyên truyền, quy hoạch, QLĐT được chú trọng, nhiều vấn đề bức thiết trong QLĐT được quan tâm. Đến nay, tổng diện tích quy hoạch phân khu đạt 47,5%, tổng diện tích quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt đạt 20,96%... Cấp ủy, chính quyền thành phố tăng cường các hoạt động QLĐT theo quy định; giải tỏa các hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán. Theo đó, đã nhắc nhở trên 18.500 trường hợp, tháo gỡ 1.153 trường hợp mái che, mái vẩy, lều quán, biển quảng cáo và các vi phạm khác; lập biên bản 466 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 471 trường hợp, nộp ngân sách 365,4 triệu đồng… Công tác quản lý đất đai, vệ sinh môi trường được quan tâm. Tại nhiều tuyến phố từng bước khắc phục tình trạng mái che, mái vẩy, dựng lều bạt, biển quảng cáo lấn chiếm lòng đường, hè phố. Nhiều phường, xã duy trì, nhân rộng hiệu quả các mô hình: "Đường phụ nữ tự quản”, "Khu dân cư kiểu mẫu”, "Khu dân cư không rác, tuyến phố văn minh”, tuyến đường hoa, công trình giao thông, bảo đảm cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp...
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLĐT trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập, tỷ lệ phủ kín quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chi tiết còn thấp, chất lượng một số đồ án chưa cao; nguồn lực thực hiện dự án còn ít; cơ sở hạ tầng đô thị và nhà ở riêng lẻ phát triển nhanh, vì vậy, tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng và trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp. Việc xây dựng không phép, sai phép, trái phép; tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng vẫn diễn ra. Nguồn lực đầu tư hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III để nâng lên đô thị loại II còn thiếu. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp nhiều vướng mắc, dẫn đến chậm tiến độ các dự án, công trình...
TP Hòa Bình tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền các địa phương, tổ chức liên quan thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch, trật tự đô thị và bảo đảm an toàn giao thông; tăng cường công tác quản lý đất đai, đô thị, GPMB; hoàn thành quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2045. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ; chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ tái định cư các công trình, dự án quan trọng, có tác động lớn đến phát triển KT-XH.
Tại buổi làm việc với BTV Thành ủy Hòa Bình về công tác QLĐT, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Các ủy viên BCH, BTV Thành ủy cần đề cao ý thức, trách nhiệm nêu gương, phấn đấu hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao, xây dựng đô thị thành phố có bản sắc, văn minh, hiện đại, là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, trái tim của tỉnh và cửa ngõ vùng Tây Bắc. Thành phố cần đặc biệt quan tâm tới xây dựng quy hoạch tầm nhìn đến năm 2045 có chất lượng tốt, đặc biệt quản lý thật tốt quy hoạch, chú ý tới lợi thế dọc đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, quy hoạch không gian phát triển dọc hai bờ sông Đà. Đối với công tác GPMB, xác định rõ vai trò của cấp ủy, chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị tham gia, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng. Rà soát, quản lý chặt chẽ tài nguyên, kiểm tra, đề xuất xử lý các dự án không triển khai, vi phạm về đô thị, đất đai, tài nguyên. Quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành đô thị, xây dựng quy chế QLĐT, tăng cường trách nhiệm của từng cá nhân, người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
Lê Chung
(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó.
Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động
Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.
(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động.