(HBĐT) - Ngày 18/6, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị về các giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2025. Dự hội nghị có lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Viện Cơ điện và Nông nghiệp sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT); lãnh đạo, phòng chuyên môn của Sở NN&PTNT, đại diện một số doanh nghiệp, HTX, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. 


Toàn cảnh hội nghị.

Qua 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hoà Bình, tăng trưởng GRDP nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,1%/năm. Đã xác định được 9 nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm ưu tiên thực hiện chuỗi giá trị; có 105 sản phẩm của 91 chủ thể tham gia Chương trình OCOP. Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) ngành trồng trọt đạt 5,65%/năm; tốc độ tăng GTSX ngành chăn nuôi đạt 6,38%/năm; ngành thuỷ sản đạt 8,76%; ngành lâm nghiệp đạt 5,5%. Đặc biệt, năm 2020, tỉnh ta được Bộ NN&PTNT xếp hạng đứng thứ nhất trong 63 tỉnh, thành phố về công tác ATTP lĩnh vực nông nghiệp...

Về tình hình tiêu thụ một số nông sản thời gian qua, bên cạnh một số nông sản thị trường tiêu thụ khá ổn định như thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản, rau quả hữu cơ, một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt có thời gian tiêu thụ ngắn rất cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành để thúc đẩy tiêu thụ. Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh và toàn quốc, một số nông sản đang trong giai đoạn thu hoạch có xu hướng tiêu thụ chậm như: Bí xanh (Kim Bôi), rau su su (Tân Lạc) giá giảm so với năm trước; thịt gà (Lạc Sơn, Lạc Thuỷ); cá sông Đà sản lượng giảm 20 - 30%, giá bán giảm 10 - 15% do các doanh nghiệp thực hiện để kích cầu tiêu thụ; một số nông sản xuất khẩu giảm cả về sản lượng và giá bán. 

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản tỉnh thời gian tới, các đại biểu đã đề xuất nhiều kiến nghị như: Quy hoạch lại giống một số loại cây trồng để đảm bảo được các yêu cầu về xuất khẩu; thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bằng hình thức mua bán online thông qua xây dựng sàn thương mại điện tử; tập trung nguồn lực, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để phát triển công nghiệp chế biến; tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản; tiêu thụ thuỷ sản, cá sông Đà tại thị trường nội địa; hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ cho các doạn nghiệp nhỏ và vừa...

T.H

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục