(HBĐT) - Về Mường Động - Kim Bôi những ngày đầu xuân cảm nhận sức sống mới với diện mạo nông thôn khởi sắc… Có chủ trương đúng, có sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp, ngành, vùng đất chén vàng hội tụ đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát triển du lịch, thu hút các nhà đầu tư.

 


Một góc khu du lịch Serena Resort Kim Bôi.


Tận dụng tối đa tiềm năng để phát triển

Nằm ẩn sâu trong thung lũng, bao quanh là núi rừng đại ngàn, suối khoáng Kim Bôi trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn những ai thích nghỉ dưỡng và muốn hòa mình vào trong sự an lành, tươi mát của thiên nhiên. Không những có lợi thế về nguồn nước khoáng được đánh giá tốt nhất tại Đông Nam Á, nơi đây còn thu hút với vẻ đẹp của cảnh quan hùng vĩ, những địa điểm vui chơi hấp dẫn và cả những món ăn mang đậm hương vị truyền thống của đồng bào Mường…

Tuy nhiên, trong thời gian khá dài, hoạt động du lịch chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng, lợi thế, nguyên nhân chính được huyện chỉ ra là do hoạt động du lịch chưa có định hướng tổng thể; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Hiểu rõ "gót chân Asin”, cụ thể hóa các định hướng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh, đồng thời bám sát nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện, Kim Bôi đã xây dựng đề án phát triển du lịch huyện giai đoạn 2017 - 2020, hiện tiếp tục xây dựng đề án giai đoạn 2021 - 2025. Chính việc định hướng đúng và trúng đã tạo động lực cho huyện phát triển.

Giai đoạn 2015 - 2020, huyện mới có 5 điểm du lịch khai thác và hoạt động hiệu quả; có 6 dự án được UBND tỉnh phê duyệt và đã tiến hành đầu tư xây dựng. Tổng lượt khách đến huyện trong giai đoạn đạt 280.000 lượt, doanh thu 200 tỷ đồng; tăng trưởng bình quân 5%/năm. Hiện nay, có 32 dự án lớn về du lịch chuẩn bị đầu tư vào đất "chén vàng”, tập trung ở 3 vùng: Bình Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc; Vĩnh Đồng, thị trấn Bo; Sào Báy, Mỵ Hòa, Cuối Hạ.

Đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện nhận định: Tỉnh đang phối hợp với các ngành chức năng quyết tâm thực hiện tuyến đường nối từ đường Hòa Lạc về trung tâm du lịch huyện, quy mô dự kiến dài 32 km, rộng 27 m. Khi hoàn thành, thời gian từ Hà Nội đến huyện chỉ khoảng 1 giờ xe chạy. Cùng với đó, thị trấn Bo được quy hoạch với tổng diện tích 6.000 ha; tuyến đường nội thị dài khoảng 6,9 km do huyện đầu tư với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng. Theo đánh giá, cùng với tiềm năng sẵn có, đây được xem là hai cú huých giúp Kim Bôi nổi lên là "thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài tỉnh.

Cùng với du lịch, nông nghiệp được huyện xác định là một trong những trụ cột của nền kinh tế địa phương. Với các đề án mang tính bao trùm, trong đó nổi bật là: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp các giai đoạn 2015-2020, 2021-2025 và mục tiêu xuyên suốt là nâng cao thu nhập cho người dân, Kim Bôi tăng cường hỗ trợ, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai nhiều mô hình sản xuất theo hướng an toàn sinh thái gắn với mở rộng thị trường.

Cũng theo đồng chí Chủ tịch UBND huyện, năm 2021, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13,8%, vượt kế hoạch đề ra; giá trị sản phẩm thu trên 1 ha đất canh tác tăng từ trên 100 triệu đồng (năm 2015) lên gần 200 triệu đồng (năm 2021). Huyện đã, đang bảo vệ và phát triển 3 nhãn hiệu tập thể: Nhãn Sơn Thủy, cam Mường Động, bưởi Mường Động; có 13 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao; toàn huyện có 300 ha trồng cây đạt tiêu chuẩn VietGAP…

Chọn Kim Bôi để "gửi vàng”

Các Tập đoàn Vingroup, Sun Group và nhiều doanh nghiệp lớn đang nghiên cứu, khảo sát lĩnh vực du lịch sinh thái, đô thị. Công ty CP châu Á Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn APEC đã mua toàn bộ dự án của một doanh nghiệp đăng ký đầu tư nhưng không triển khai để thực hiện dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo, đây được coi là mảnh "đất vàng” để phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng đẳng cấp.

Sớm nhìn ra thế mạnh của khu đất và tiềm năng du lịch tại đất chén vàng, cùng quyết tâm bảo tồn, phát triển không gian lao động, sản xuất của đồng bào Mường, phát triển Serena Resort trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng kết nối hoàn hảo với thiên nhiên, Công ty CP đầu tư Lạc Hồng (Hà Nội) đã tạo nên một điểm nghỉ dưỡng hút khách du lịch trong và ngoài nước tại Kim Bôi. Theo đại diện công ty, với quy mô 30 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn I của dự án 215 tỷ đồng, khu nghỉ dưỡng Serena Resort Kim Bôi đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho 115 lao động, trong đó gần 90 người là con em các xã, huyện lân cận.

Là một trong những nhà đầu tư lớn ở Kim Bôi, Công ty CP châu Á Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn APEC đang triển khai dự án nghỉ dưỡng cao cấp khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo. Dự án có tổng diện tích quy hoạch 35,6 ha; đây là tổ hợp nghỉ dưỡng hoàn chỉnh bao gồm các khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khu tổ hợp giải trí đa tiện ích và khu nghỉ dưỡng cao cấp, định hướng phát triển mô hình du lịch sức khỏe - văn hóa - giải trí "all-in-one".

Về Kim Bôi hôm nay, trong tiết trời nắng ấm của mùa xuân, đi trên những con đường nhựa thẳng tắp nối các dự án du lịch trên địa bàn; những nụ cười, ánh mắt rạng ngời của người dân càng cảm nhận rõ sắc xuân trên vùng đất Mường Động - xuân của niềm tin và hy vọng.

 


Trưng bày sản phẩm OCOP 3 sao - cơm lam Mường Động. 



Hiện nay, diện tích cây ăn quả tập trung của huyện là 1.934 ha, trong đó diện tích kinh doanh gần 1.570 ha, trồng mới 138 ha. Ảnh: Nông dân thu hoạch nhãn Sơn Thủy.


 

Hải Yến



 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục