Sản xuất theo định hướng quy hoạch (QH) vùng là tiền đề cho phát triển nông nghiệp bền vững. Tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, kinh nghiệm sản xuất, những năm qua, tỉnh đã chủ động trong công tác QH sản xuất nông nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo vùng tập trung. Từ đó hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước thay đổi tư duy tiểu nông sang phương thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa.


Vùng trồng bưởi Diễn Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) áp dụng quy trình VietGAPgóp phần nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho các hộ trồng bưởi.

Gam màu sáng trong bức tranh nông nghiệp tỉnh

Từ năm 2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3118/QĐ-UBND, phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh QH tổng thể ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với 9 QH, gồm: QH thủy sản, QH chăn nuôi, QH vùng sản xuất rau an toàn tập trung, QH vùng sản xuất cam an toàn tập trung, QH vùng và khu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, QH dược liệu, QH mía, QH vùng chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn, QH bảo vệ và phát triển rừng, QH tổng thể phát triển ngành nông nghiệp... Đến nay, trong toàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như: vùng sản xuất gạo chất lượng cao tổng diện tích 850 ha, sản lượng đạt 4.764 tấn/năm; vùng cây ăn quả có múi tổng diện tích sản xuất trên 11.000 ha, diện tích kinh doanh khoảng 7.400 ha; diện tích rau đậu các loại trên 12.950 ha, sản lượng 189.990 tấn; diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 2,7 nghìn ha, khoảng 4,9 nghìn lồng cá, sản lượng nuôi trồng 7,5 nghìn tấn, sản lượng khai thác 1,8 nghìn tấn...

Tại huyện Lương Sơn, đầu năm 2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) kết nối với Công ty cổ phần R.Y.B và UBND huyện Lương Sơn xây dựng chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn huyện Lương Sơn. Tổng diện tích chuỗi thực hiện 51,06 ha, có 2 HTX, 1 tổ hợp tác tham gia. Từ cuối tháng 12/2023 nay, bưởi Diễn Lương Sơn liên tiếp xuất khẩu sang một số thị trường khó tính và tiêu thụ ổn định tại thị trường nội địa. Đồng chí Nguyễn Thị Minh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Nếu như 1 năm trước, nông dân trồng bưởi Diễn còn loay hoay, băn khoăn không biết có thể thực hiện được các mục tiêu khi tham gia chuỗi hay không thì đến thời điểm hiện tại, sản phẩm này đã có mặt tại kệ hàng trong siêu thị của một số nước trên thế giới. Với diện tích chuỗi được lựa chọn và sự đồng hành, hỗ trợ của Chi cục TT&BVTV tỉnh, quy trình sản xuất được giám sát nghiêm ngặt, bưởi Diễn Lương Sơn giờ đây đã đáp ứng các tiêu chuẩn về mẫu mã, độ Brix và 900 hoạt chất về dư lượng thuốc BVTV và các dư lượng khác có liên quan đến an toàn thực phẩm do Phòng Kiểm nghiệm được Hoa Kỳ chấp nhận cho xuất khẩu.

Căn cứ vào thế mạnh đất đai, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất, một số địa phương trong tỉnh đã tập trung thực hiện QH các vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi, khép kín quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây cũng là tiền đề cơ bản để đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại vào sản xuất và xây dựng chuỗi liên kết, cân đối cung - cầu, tránh điệp khúc được mùa, mất giá. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh đạt 4,35%; tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt khoảng 12,99 nghìn tỷ đồng, tăng 4,29% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao. Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm sản đạt 978,45 tỷ đồng, trong đó, giá trị xuất khẩu nông sản đạt 615,74 tỷ đồng. Giá trị thu nhập trên diện tích canh tác ước đạt 180 - 185 triệu đồng/ha, tăng từ 25 - 30 triệu đồng/ha so với năm 2022; riêng nhóm cây trồng chủ lực đạt 250 triệu đồng/ha...

Bám sát quy hoạch để phát triển bền vững

Bên cạnh những chuỗi giá trị đã thành công vẫn còn tình trạng tăng trưởng nóng về diện tích, phá vỡ QH trong lĩnh vực trồng trọt khiến một số nông sản của tỉnh rơi vào cảnh được mùa, mất giá. Trong QH tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nông nghiệp tiếp tục được xác định là 1 trong 4 ngành quan trọng trong phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên để thực hiện QH là: Tạo dựng và phát triển các ngành sản phẩm động lực (ngành quan trọng) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, gồm: Công nghiệp điện, thiết bị điện, công nghiệp cơ khí, chế tạo; chế biến nông, lâm, thủy sản; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao, du lịch văn hóa các dân tộc thiểu số và sản phẩm "ngôi nhà thứ hai” theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, kết nối giao thông thuận tiện; nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao.

Theo đó, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 3,5%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong cơ cấu GRDP của tỉnh vào năm 2030. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm: cây ăn quả, cây dược liệu, cây lấy gỗ, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thủy sản; hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, vùng nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Quán triệt, triển khai kịp thời chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh... Tỉnh đã có phương án phát triển 5 vùng sản xuất tập trung là: sản xuất nông nghiệp chất lượng cao gắn với tổ hợp chế biến; vùng trồng trọt, vùng chăn nuôi tập trung; vùng sản xuất lâm nghiệp; vùng nuôi trồng thủy sản để đạt được mục tiêu đề ra.

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Bám sát theo QH tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ tham mưu tỉnh tổ chức lại sản xuất. Song, diện tích đất nông, lâm nghiệp đã giảm khoảng trên 11.000 ha nên ngành sẽ tổ chức lại sản xuất theo hướng đảm bảo an ninh lương thực. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt sẽ tập trung vào các loại giống năng suất, chất lượng cao; trong lĩnh vực chăn nuôi sẽ cải tạo đàn gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm; đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi để có thể nâng diện tích trồng lúa 1 vụ lên 2 vụ nhằm đảm bảo an ninh lương thực...

Thu Hằng


Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục