Mỗi độ xuân về, nhân dân huyện Cao Phong ghi sâu lời dạy của Bác, thi đua trồng cây gây rừng và vun đắp cuộc sống ấm no

Mỗi độ xuân về, nhân dân huyện Cao Phong ghi sâu lời dạy của Bác, thi đua trồng cây gây rừng và vun đắp cuộc sống ấm no

(HBĐT) - Xuống đồng những ngày đầu năm mới, nông dân khắp nơi trong tỉnh đang có chung niềm lạc quan phơi phới khi tiết trời se sắt lạnh và lất phất mưa phùn đã ban tặng vụ chiêm xuân 2010 một sự khởi đầu tốt đẹp. Bà con nông dân tin tưởng rằng vụ chiêm xuân năm nay, “ông Ba Mươi” sẽ tiếp tục mang tới cho họ nhiều may mắn.

 

Đi hết địa phận thành phố Hoà Bình đến lần lượt các địa bàn huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ… Đâu đâu cũng rộn ràng tiếng nói cười háo hức. Những giọt mưa xuân lất phất như gieo thêm biết bao hy vọng và niềm vui. Đối với nhà nông, thời tiết diễn biến thuận lợi là món quà quý giá đầu tiên mà năm mới Canh Dần dành tặng vụ chiêm xuân 2010, khiến “ngày hội” xuống đồng của họ càng trở nên nao nức, phấn chấn. Đồng loạt ra quân sản xuất trong những ngày này, dường như ai cũng thấy hạnh phúc ngập tràn và rất đỗi dung dị.

 

Ngừng tay cấy mạ, anh Nguyễn Văn Hội (phường Thịnh Lang, thành phố Hoà Bình) tiếp chuyện: “Trước Tết Nguyên đán Canh Dần, nắng nóng kéo dài và khan mưa, nguy cơ hạn hán cứ treo lơ lửng khiến vợ chồng tôi nơm nớp lo lắng. Nhưng bắt đầu từ 29 Tết (tức ngày 12/2 Dương lịch), trời trở lạnh kèm theo mưa phùn nên mạ gieo sinh trưởng tốt, chất lượng đảm bảo, ăn Tết xong thì mạ nhà tôi cũng đủ tuổi cấy. Hôm nay gánh mạ ra đồng mà tôi như được mở cờ trong bụng”.

 

Để giảm thiểu khả năng mạ bị già, bị ống và đảm bảo khung thời vụ tốt nhất cho lúa vụ chiêm xuân, nhiều hộ nông dân thuộc khu vực thành phố Hoà Bình đang gấp rút hoàn tất việc gieo cấy, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho các khâu chăm sóc tiếp theo như làm cỏ, sục bùn, bón thúc… Trên địa bàn toàn tỉnh, đến nay các địa phương đã hoàn tất khâu làm đất, cơ bản hoàn thành việc gieo mạ trà xuân muộn, đang cấy trà lúa xuân chính vụ và tích cực quản lý chặt chẽ nguồn nước phục vụ sản xuất. Tổng diện tích lúa đã cấy khoảng trên 7.200 ha, đạt trên 45% diện tích gieo cấy, tập trung nhiều ở các huyện Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Kim  Bôi, Lạc Sơn… Ngoài ra, toàn tỉnh đã trồng được gần 9.300 ha cây màu vụ chiêm xuân (tăng trên 1.200 ha so với cùng kỳ năm trước), chuẩn bị được gần 1.800.000 cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2010 (tăng 375.000 cây so với cùng kỳ năm trước). Theo kế hoạch, vụ chiêm xuân năm nay toàn tỉnh sẽ trồng 16.500 ha lúa, 19.000 ha ngô, 12.000 ha sắn, 9.350 ha khoai lang, lạc, đậu tương và cây màu khác.

 

Tại huyện Cao Phong, lãnh đạo UBND huyện cho biết: Đầu vụ, do thời tiết nắng ấm khá thuận lợi nên nông dân tập trung làm đất trồng lúa và trồng màu sớm hơn so với các năm trước. Tuy nhiên sau đó, nắng nóng tiếp tục kéo dài khiến mức nước ở các hồ đập rút xuống thấp hơn mọi năm, gây hạn cục bộ trên phần diện tích khoảng 200 ha, trong đó diện tích không đảm bảo nước tưới phải chuyển sang trồng màu là 123 ha, khả năng diện tích cây màu bị hạn sẽ trên 1.000 ha. Trước thực trạng này, UBND huyện đã đề nghị được tỉnh hỗ trợ kinh phí mua xăng dầu để bơm nước chống hạn, hỗ trợ kinh phí gieo trồng các loại cây khác trên phần diện tích lúa bị hạn. Nhờ đó, huyện Cao Phong tin tưởng rằng sẽ cơ bản kiểm soát được kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân năm nay ngay cả khi phải đối mặt với hạn hán trên diện rộng.

 

Còn đối với “vựa lúa” Kim Bôi, tuy rằng những năm gần đây, huyện đẩy mạnh sản xuất vụ đông với quyết tâm “không để cho đất nghỉ” nhưng trong cơ cấu mùa vụ, vụ chiêm xuân vẫn được xác định là vụ sản xuất quan trọng và chiếm nhiều ưu thế. Hoà chung khí thế xuống đồng của nông dân toàn tỉnh, nông dân huyện Kim Bôi đang khẩn trương cấy nốt phần diện tích còn lại và dự kiến sẽ cấy xong trong tháng 2, đảm bảo tốt khung thời vụ. Đặc biệt, để hạn chế khả năng lúa trỗ sớm trong điều kiện gặp rét cuối vụ, UBND huyện Kim Bôi đã chỉ đạo quyết liệt các biện pháp chăm sóc cụ thể đối với trà xuân chính vụ và trà xuân muộn, nắm bắt chắc chắn diện tích và cơ cấu giống mạ đã gieo để theo dõi và xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

          

Đến thời điểm này, thời tiết vụ chiêm xuân diễn biến khá thuận lợi nhưng không vì thế mà nông dân trong tỉnh chủ quan với các nguy cơ có thể xảy đến. Nhiều hộ đã tích trữ ni lông để sẵn sàng che phủ cho lúa non, giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra tình trạng rét đậm, rét hại như một vài năm trước. Đối với các hộ chăn nuôi, bài học “không chủ quan với đói, rét và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm” đã được quán triệt sâu sắc. Bằng chứng là người dân đã chú trọng thực hiện các biện pháp thiết yếu để bảo vệ và chăm sóc đàn vật nuôi, ví dụ như che chắn chuồng trại, chế biến thức ăn sinh học an toàn cho trâu bò, tiêm phòng chống dịch… Hiện, toàn tỉnh có trên 112.000 con trâu, trên 77.000 con bò, 445.000 con lợn và trên 3.580.500 con gia cầm. Các địa phương đang tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nên nhìn chung tình hình dịch bệnh tương đối ổn định.  

 

“Tất cả đã sẵn sàng!” – ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỏ rõ sự lạc quan sau khi chứng kiến khí thế sản xuất của bà con nông dân khắp nơi trong tỉnh. Theo ông Tứ, các địa phương đang hạ quyết tâm thực hiện thắng lợi vụ chiêm xuân 2010. Tất cả đã sẵn sàng với quyết tâm cao. Từ màu nâu mỡ của đất được cày bừa kỹ đến màu xanh óng của mạ non, từ những bóng người lom khom cấy lúa đến những thửa ruộng loang loáng nước, từ những tiếng cười ríu ran trong gió đến những khuôn mặt đen sạm trở nên tươi tắn rạng ngời trong mưa xuân…

 

Những ngày đầu tiên của năm mới Canh Dần, tiết thanh minh se sắt khiến lòng người càng thêm phơi phới niềm tin. Người ta tin tưởng rằng năm nay, “ông Ba Mươi” sẽ mang tới cho nông dân nhiều may mắn.

 

  

                                                                                            Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục