Khách hàng gửi tiết kiệm tại ACB

Khách hàng gửi tiết kiệm tại ACB

Nhiều ngân hàng chưa dám giảm lãi suất tiết kiệm để hạ lãi suất cho vay - Ngân hàng thu phí dịch vụ 4% từ đầu nguồn nhưng bên vay phải trả lãi suất cho 100% số vốn vay

Lãi suất cho vay thỏa thuận vừa được Ngân hàng (NH) Nhà nước từng bước nới lỏng và NH chưa giảm được chi phí đầu vào nên lãi suất đầu ra không thể đi xuống.

Khó giảm chi phí đầu vào


Theo các NH, trong tổng nguồn vốn có đến 90% số vốn huy động từ dân cư, chủ yếu tập trung ở các kỳ hạn 1-3 tháng, lãi suất thực tế chạm ngưỡng 12%/năm, cộng với chi phí kinh doanh 4%/năm nên lãi suất cho vay không thể dưới 16%/năm. Tuy nhiên, với mức lãi suất này trở lên không phải khách hàng nào cũng chấp nhận, đòi hỏi các NH phải giảm lãi suất đầu vào để hạ lãi suất cho vay mới thu hút đông đảo người vay.


Tuy vậy, các NH vẫn đang nhìn nhau, dè dặt hạ lãi suất đầu vào. NH Sài Gòn Thương Tín giảm nhẹ lãi suất của các kỳ hạn từ 4 tháng trở lên xuống dưới 10,49%, NH Á Châu hạ lãi suất huy động vốn kỳ hạn tuần... Còn lãi suất kỳ hạn 1 - 12 tháng của nhiều NH đều phổ biến ở mức 10,49%/năm, trong đó một số NH tiếp tục khuyến mãi thông qua hình thức tặng tiền, quà cho người gửi, chứng tỏ mức độ cạnh tranh lãi suất tiền gửi còn khốc liệt.

Vì thế, nhiều NH chưa dám giảm lãi suất tiết kiệm vì e ngại tiền chuyển dịch đến NH khác. Nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm để Hiệp hội NH phát huy vai trò của mình, kêu gọi các NH đồng thuận hạ lãi suất; hoặc NH Nhà nước sớm có biện pháp hữu hiệu để lãi suất đầu vào và đầu ra “rủ nhau” đi xuống, có lợi cho nền kinh tế.


Quy định trần phát sinh hệ lụy


Do NH Nhà nước chưa cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với vay vốn lưu động (vốn vay ngắn hạn) nên trần lãi suất cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh vẫn bị khống chế 12%/năm. Thông thường đầu năm mới, các NH sẽ cấp cho doanh nghiệp (DN) một số vốn nhất định (thường gọi là hạn mức tín dụng hằng năm). Để được cấp hạn mức tín dụng, ngoài lãi suất 12%/năm, DN còn đóng phí dịch vụ thấp nhất là 4% trên số vốn được cấp thông qua các thủ tục cho vay khiến chi phí vay vốn lên đến 16%/năm. Phía NH cho rằng với lãi suất trần cho vay 12%/năm cộng với phí dịch vụ, kinh doanh mới có lời. Trong khi đó, DN vì luôn cần vốn, phải cắn răng chịu đựng điều kiện vay vốn của NH.


Thế nhưng, khi cấp hạn mức tín dụng cho DN, NH thu 4% phí dịch vụ ngay từ đầu nguồn. Giả sử DN được cấp hạn mức tín dụng 1 tỉ đồng, lập tức NH thu 40 triệu đồng phí dịch vụ, tính ra NH chỉ giải ngân thực tế 960 triệu đồng nhưng DN phải chi trả lãi suất cho 1 tỉ đồng; trường hợp DN chỉ sử dụng 50% hạn mức tín dụng (tức 500 triệu đồng), số tiền lãi DN phải trả cho NH là 60 triệu đồng, nhiều hơn số tiền đóng phí dịch vụ 20 triệu đồng là không hợp lý. Đây là một trong những yếu tố làm bất ổn của thị trường lãi suất, dẫn đến quan hệ tín dụng thiếu sòng phẳng mà nguyên nhân được cho phát xuất từ quy định trần lãi suất cho vay.

Vay vốn lưu động nên thỏa thuận lãi suất


Để bình đẳng quan hệ tín dụng, một số chuyên gia tài chính cho rằng NH Nhà nước nên cho phép NH thương mại áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với cho vay vốn lưu động. Khi đó, DN sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa có mức sinh lời cao sẽ chấp nhận vay với lãi suất cao. DN có quan hệ lâu năm sẽ vay vốn lãi suất thấp hơn so với DN vừa mới quan hệ với NH.

Các DN kinh doanh có lợi nhuận bình thường sẽ tính toán kỹ phương án sử dụng vốn mới dám tiếp cận vốn vay, giảm thiểu rủi ro cho bên vay lẫn bên cho vay. Thị trường lãi suất sẽ theo đúng quy luật thuận mua vừa bán, chấm dứt tình trạng NH lách quy định để thu phí cho vay vốn lưu động.  

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục