Các địa phương khai thác các nguồn vốn để đầu tư sửa chữa cac CTTL.

Các địa phương khai thác các nguồn vốn để đầu tư sửa chữa cac CTTL.

(HBĐT) - Công tác quản lý khai thác các CTTL đang đứng trước những bất cập, cả địa phương và công ty đều muốn được quản lý công trình, trong khi đó tỉnh chưa tiếp cận được nguồn kinh phí cấp bù hỗ trợ thủy lợi phí ước tính hàng chục tỷ đồng/năm. Công tác tổ chức phân cấp hoạt động và phân cấp quản lý khai thác CTTL là yêu cầu bắt buộc.

 

“Hai ông” đều muốn công trình

 

Về bất cập các loại hình quản lý, ông Đoàn Đức Thiện, Phó Chi cục Thủy lợi cho biết: Ở cả 2 mô hình quản lý đều có những ưu điểm và hạn chế. Các công trình do Công ty KTCTTL quản lý mang tính “chuyên nghiệp” hơn vì có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực đáp ứng các yêu cầu vận hành công trình có tính kỹ thuật cao, cơ chế quản lý tài chính minh bạch, rõ ràng, nhưng nhiều khi chưa phù hợp với thực tế. Còn các công trình do địa phương quản lý gắn với quyền lợi người dân lại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các tổ chức quản lý khai thác CTTL nhiều khi mang tính tự phát, cơ cấu tổ chức, quản lý tài chính lỏng lẻo, nguồn nước bị thất thoát nhiều khi hiệu quả tưới thấp. Tuy nhiên lại có thực tế, cả địa phương và công ty đều muốn được giao quyền quản lý các CTTL và đều có những lý do những lý do khá thuyết phục. Về vấn đề này, theo ông Đoàn Đức Thiện: Trước đây, khi chưa có chủ trương miễn thủy lợi phí (TLP), các huyện, thành phố áp dụng theo mức thu chung, tuy nhiên mỗi nơi lại thực hiện theo quy chế riêng, có nơi thu được, có nơi thu được, thực tế đã phát sinh mâu thẫu ở xóm làng. Còn công ty KTCTTL quản lý những CTTL lớn nhưng không được vận hành kịp thời. Nhiều công trình UBND tỉnh đã giao cho công ty, nhưng thực tế công ty không quản lý và vận hành hiệu quả vì ở xa và khó khăn. Ngoài ra còn có quan niệm là công trình của địa phương và công trình của công ty. Thực tế, trong những năm qua, các huyện, thành phố đã khai thác được nhiều nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp các CTTL do mình quản lý. Còn các công trình của công ty dù quản lý nhiều nhưng ít, hoặc không được đầu tư nên hiệu quả điều tiết nước phục vụ sản xuất có phần hạn chế. Chẳng hạn xã Đông Phong, huyện Cao Phong có 5 CTTL, trong đó công ty quản lý 1 công trình thì duy nhất CTTL này chưa được kiên cố hóa kênh dẫn nước. Một lý do nữa khiến “hai ông” cùng muốn có công trình là: Từ năm 2008, thực hiện của chương miễn TLP của Đảng và Nhà nước thì địa phương và công ty sẽ được ngân sách TƯ cấp bù do miễn TLP. Theo tính toán diện tích diện tích ruộng 2 vụ hằng năm của tỉnh khoảng 40.000 ha, được các công trình thủy lợi chủ động tưới 80% diện tích và tổng diện tích ruộng 3 vụ khoảng 87.000 ha, cộng với 1.800 ha mặt nước hồ ao được nuôi trồng thủy sản, như vậy mỗi năm tỉnh được ngân sách TƯ cấp bù do miễn TLP khoảng 37,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc cơ bản theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP và Thông tư 65/2009/BNNPTNT để được miễn TLP cần có đơn vị có đủ tư cách pháp nhân. Trong khi đó phần lớn các công trình địa phương quản lý không có tư cách pháp nhân. Vậy nên chỉ có các diện tích do công ty KTCTTL quản lý tiếp cận được sự hỗ trợ này. Đây là thiệt thòi lớn cho sản xuất  nông nghiệp và nông dân của tỉnh. Sau khi có thông tư 65/2009/BNNPTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động phân cấp CTTL, ngành chức năng đã có văn bản đề nghị các huyện, thành phố đề xuất các công trình giao cho địa phương, nhưng chưa có địa phương nào báo cáo, hiện nhiều nơi đang duy trì hình thức vận hành CTTL bằng việc huy động đóng góp của người dân ( gọi là trả tiền dầu, điện bơm nước trên diện tích gieo cấy). Trong khi đó công ty KTCTTL đề xuất 229 công trình, mà theo hướng dẫn thông tư 65 thì công ty KTCTTL chỉ còn quản lý 30 công trình.

 

Tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác CTTL

 

Đây là lý do tỉnh khởi động đề án 115 triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP quy định lại mức thu và miễn thủy lợi phí cho nông dân. Nhà nước hỗ trợ kinh phí để duy trì việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, quy định chính sách đối với các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi và việc ngân sách Nhà nước sẽ cấp bù do thực hiện miễn thủy lợi phí. Tuy nhiên trong quá trình triển khai Nghị định 115 của tỉnh nhận thấy mô hình quản lý và cơ cấu phân cấp hệ thông công trình thủy lợi của tỉnh đã bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với Nghị định 115/2008/NĐ-CP. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn, tiếp nhận quản lý và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn kinh phí do Nhà nước hỗ trợ cần phải nhanh chóng thành lập mới các trạm thủy nông cấp huyện và đồng thời củng cố và chuyển đổi hình thức hoạt động của công ty khai thác CTLT.

 

Nhằm giải quyết những vấn đề này, ngành chức năng đã xây dựng đề án Kiện toàn các tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tỉnh Hòa Bình trên cơ sở thực hiện theo thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi. Trong khi đề án đang ở giai đoạn thẩm định, để được hưởng nguồn kinh phí hỗ trợ do miễn TLP năm 2010, UBND tỉnh đã ban hành quyết định 123/QĐ-UBND ngày 27/2/2010 về việc bổ sung nhiệm vụ cho công ty KTCTTL làm nhiệm vụ đầu mối đặt hàng sản phẩm dịch vụ công ích triển khai những công việc theo hướng dẫn của cấp trên. Tuy nhiên, theo ông Đoàn Đức Thiện, Chi cục phó Chi cục Thủy lợi, về lâu dài, đối với tỉnh ta thì việc thực hiện theo thông tư 65/2009/BNNPTNT là yêu cầu bắt buộc. Theo đó công ty KTCTTL chỉ quản lý những công trình lớn và có yêu cầu kỹ thuật vận hành phức tạp mà các tổ chức thủy nông cơ sở không đủ khả năng quản lý và quản lý không hiệu quả (chỉ quản lý 30 công trình). Đồng thời kiện toàn các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở để quản lý các công trình thủy lợi hiện có và các công trình do công ty giao lại sao cho các công trình đều có chủ quản lý đích thực. Ngoài mục tiêu tiếp cận và hưởng lợi chính sách cấp bù TLP, khi tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác CTTL theo Thông tư 65 sẽ tạo ra được chuyển biến mới trong nhận thức người dân về công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi; tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong quản lý, khai thác công trình giữa các tổ chức quản lý thủy nông, tiến tới xã hội hóa công tác này; gắn trách nhiệm của người hưởng lới với công trình nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ CTTL, góp phần phát triển sản xuất, thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. LC.

 

                                                                                           Lê Chung

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục