Phân xưởng lắp ráp ô-tô.

Phân xưởng lắp ráp ô-tô.

Nhiều tổ chức tài chính, chuyên gia kinh tế nước ngoài nhận định, năm 2010 nguồn vốn FDI vào Việt Nam có nhiều triển vọng mới. Nhất là, sau hơn bốn tháng đầu năm, gắn với sự gia tăng cơ hội kinh doanh của các dự án FDI, niềm tin và những động thái tích cực mới, với sự cải thiện khá rõ về quy mô vốn đăng ký/dự án, cơ cấu vốn đăng ký và mức giải ngân thực tế...

Ðứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, Việt Nam được báo cáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business Ranking). Trong số các nước Ðông-Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên In-đô-nê-xi-a (vị trí 21), Ma-lai-xi-a (vị trí 20), và Xin-ga-po (vị trí 24). Mới đây, Tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo, do gắn với các lợi thế về số dân lớn và đang tăng nhanh (Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 86 triệu dân và 65% dân số ở độ tuổi dưới 35); khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và tiềm lực tiêu dùng của người dân; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ và các nguyên liệu quý, cùng với tiềm lực lớn về tăng trưởng kinh doanh và tăng trưởng tiêu dùng khác...


Ông Horst F.Geicke, Chủ tịch HÐQT VinaCapital Group, nói: "Năm 2010 và những năm tiếp theo Việt Nam vẫn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc FDI vào Việt Nam trong năm 2009 giảm không phản ánh thái độ của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này, vì bản thân các tập đoàn trên thế giới cũng gặp rất nhiều khó khăn trong cơn bão tài chính vừa qua. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam rất ưu ái, tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ðây là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút đầu tư trong những năm tới". Cũng theo ông Geicke, các lĩnh vực thu hút FDI vào Việt Nam phát triển mạnh trong năm tới gồm: dịch vụ y tế, sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch thân thiện với môi trường, ngành công nghệ cao.


Những tháng đầu năm 2010, Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại TP Hồ Chí Minh đón tiếp số lượng các nhà đầu tư nước này đến tìm hiểu cơ hội kinh doanh ở Việt Nam tăng đột biến. Năm 2009, Nhật Bản xếp thứ 9 trong 10 nước có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 77 dự án cấp mới, tổng vốn hơn 138 triệu USD; riêng vốn đầu tư tăng thêm lại lên tới 234 triệu USD. Ông Yip Hoong Mun, Trưởng đại diện Capital Land Holding tại Việt Nam đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam cao hơn các nước khác. Nếu xét theo thang điểm 10, Việt Nam đạt bảy đến tám điểm, và khẳng định: "Chúng tôi đã quyết định đầu tư thêm vào Việt Nam trong năm 2010. Chúng tôi cũng nhìn nhận dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2010 sẽ cao hơn nhiều so với năm 2009".


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 900 triệu USD, nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong bốn tháng đầu năm 2010 lên 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2009. Trung bình, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 850 triệu USD/tháng. Ðây là mức khá cao và tương đương giải ngân vốn FDI giai đoạn trước suy thoái kinh tế (năm 2009 Việt Nam thu hút FDI đạt 21,48 tỷ USD, bằng 24,6% so với năm 2008, nhưng trong hai năm 2008-2009, vốn FDI đăng ký và tăng thêm khoảng 85,5 tỷ USD, vượt mức 83,1 tỷ USD của cả 20 năm trước đó. Tổng số vốn đăng ký đến hết tháng 4, đạt gần sáu tỷ USD (tương đương 74,3% so với cùng kỳ 2009), dẫn đầu là Quảng Ninh với hơn 2,1 tỷ USD (38,3% tổng vốn đăng ký), tiếp theo là Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi và Hà Tĩnh. Trong 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam bốn tháng đầu năm nay, đã có ba đối tác vượt chỉ tiêu này là Hà Lan chỉ thêm một dự án cấp mới trong tháng đã thế chỗ Hoa Kỳ giành vị trí "quán quân", với hơn 2,15 tỷ USD vốn đăng ký. Nhật Bản từ vị trí thứ tám đã lên thứ hai, với 1,1 tỷ USD vốn đăng ký; Hoa Kỳ đứng thứ ba với 1,02 tỷ USD.


Ông Tham Tuck Choy, Tổng Giám đốc Parkson Việt Nam cho hay, kết quả kinh doanh của hệ thống Parkson tại Việt Nam trong năm 2009 là tốt nhất trong số những nước mà tập đoàn này đầu tư, với tăng trưởng doanh thu đạt 30%/năm, so với con số đó chỉ từ 10 đến 15% mà công ty này thu được ở Ma-lai-xi-a, Trung Quốc... "Kết quả đó khiến chúng tôi tự tin hơn khi quyết định đầu tư thêm những dự án mới. Trung tâm Thương mại (TTTM) Parkson thứ 4 mới khai trương tại TP Hồ Chí Minh hồi cuối tháng 12-2009 và là TTTM thứ sáu ở Việt Nam chỉ trong vòng 5 năm. Năm 2010, Parkson sẽ tiếp tục đầu tư hai TTTM tại Hà Nội và một ở Ðà Nẵng, để đến năm 2015 sẽ có khoảng 15 - 16 TTTM Parkson tại thị trường Việt Nam. Trên thực tế, nếu thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm mặt bằng, con số sẽ không dừng lại ở đó". Tham Tuck Choy cho biết.


Trong hai năm 2008, 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là kinh doanh bất động sản, lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống. Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, để các dự án FDI có hiệu quả hơn, Việt Nam chọn lọc để hướng dòng vốn FDI vào những lĩnh vực quan trọng, ưu tiên như công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuất tiết kiệm năng lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn... Theo thống kê, tính chung quý I - 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 29,3%, nhập khẩu khoảng 7,1 tỷ USD. Còn nếu không kể dầu thô, trong bốn tháng đầu năm 2010, khối các doanh nghiệp FDI xuất khẩu 4,13 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ 2009, và nhập siêu khoảng 60 triệu USD...


Về triển vọng, có nhiều cơ sở thực tế thế giới và trong nước để tin rằng thu hút FDI năm 2010 sẽ cao hơn mức tăng 10% so với năm 2009 mà Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đặt ra. Nhưng, cả trước mắt và trung hạn, Việt Nam vẫn cần chủ động có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả thích ứng nhằm khắc phục những tồn tại và hệ lụy như: sự mất cân đối trong đầu tư ở các ngành nghề, vùng lãnh thổ; tình trạng ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch ngành, đe dọa an ninh năng lượng, gia tăng đầu cơ trên thị trường bất động sản và sự bất ổn trên thị trường vốn; việc chuyển giao và sử dụng công nghệ lạc hậu; lạm dụng những ưu đãi về thuế, đất đai... Ðặc biệt, Việt Nam cần khắc phục căn bản những nút thắt gây nghẽn mạch và lệch hướng dòng vốn FDI thu hút, nổi bật là tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, quan liêu; hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực yếu kém, chi phí đầu vào cao; công tác xúc tiến đầu tư thiếu tính chuyên nghiệp...
 
                                                                           Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục