Năm 2011, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ chính thức hoạt động. Các hoạt động điện lực phải minh bạch, đảm bảo giá điện hợp lý tới người tiêu dùng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu.

Theo Thông báo số 139 của Văn phòng Chính phủ vừa ban hành, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo, việc xây dựng Thị trường phát điện cạnh tranh phải đảm bảo các hoạt động điện lực minh bạch, tiết kiệm chi phí trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối điện để đảm bảo giá điện hợp lý tới người tiêu dùng. 

Mô tả ảnh.
Các hoạt động điện lực phải được minh bạch (anh)


Thị trường phát điện cạnh tranh phải được hình thành trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, thu hút được các nguồn đầu tư vào phát triển điện. 

Năm 2010, Bộ Công Thương phải hoàn thiện các văn bản, quy định cần thiết cho hoạt động của thị trường này để tới năm 2011, thị trường phát điện cạnh tranh có thể vận hành.

Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, thị trường điện Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ. 

Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014). Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022). Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần ưu tiên đầu tư cho phát triển lưới điện truyền tải và nâng cao năng lực của Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia, đáp ứng yêu cầu huy động công suất của các nhà máy điện trong mọi chế độ khi thị trường phát điện đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, EVN cần phải sớm hoàn thành việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành và giám sát hoạt động của thị trường điện.

Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, thị trường phát điện cạnh tranh đã phải “lùi” tiến độ 2 năm, từ năm 2009 lùi đến năm 2011. Trước đó, thị trường này đã vận hành thí điểm với 9 nhà máy phát điện thuộc EVN, hoạt động từ năm 2005 đến nay. 

Thị trường phát điện cạnh tranh là cấp độ 1 của quá trình hình thành thị trường điện Việt Nam trong tương lai.

Theo Thông tư 18/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương vừa ban hành, tất cả các nhà máy công suất đặt lớn hơn 30 MW bắt buộc phải tham gia thị trường.

Khi thị trường này vận hành, các nhà máy phát điện sẽ phải cạnh tranh với nhau, chào giá tới đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong khung từ giá sàn tới giá trần. Nhà máy nào có mức giá chào thấp nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn để huy động.

Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện chịu trách nhiệm xác định và công bố giá sàn, giá trần phát điện của từng loại nhà máy điện và dự  báo phụ tải. 

Với nguyên tắc trên: cạnh tranh ở khâu phát điện, vị thế độc quyền của EVN trong việc cung ứng điện hiện nay sẽ bị phá bỏ, là một bước ngoặt lớn trong cải tổ ngành điện Việt Nam. 

Tới nay, các nhà máy của EVN vẫn đang chiếm hơn 60% tổng cơ cấu nguồn điện cả nước.  Trong tương lai gần, tỷ trọng này của EVN sẽ càng ngày bị thu hẹp, với sự ra đời của nhiều nhà máy điện ngoài EVN, thuộc các Tập đoàn khác hoặc nhà máy điện BOT.

                                                                                   Theo Vnn

Các tin khác


Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.

Điều chỉnh phụ tải, chung tay giảm áp lực cho lưới điện

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Với doanh số "ảm đạm" những tháng đầu năm, các đại lý ô tô đều kỳ vọng, chính sách giảm lệ phí trước bạ nếu được áp dụng sẽ tạo một "cú hích" cho doanh số nửa cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục