Trong khi giá xăng, dầu thế giới liên tục giảm thì giá xăng trong nước vẫn đứng yên

Trong khi giá xăng, dầu thế giới liên tục giảm thì giá xăng trong nước vẫn đứng yên

Bộ Tài chính thừa nhận có sự bất hợp lý trong cách tính giá xăng của doanh nghiệp (DN), nhưng DN thì khẳng định tất cả yếu tố cấu thành giá, chi phí đầu vào đều do Nhà nước quy định, DN không tự thêm bớt.

Liên tiếp trong những ngày qua giá dầu thế giới giảm mạnh, nhưng giá xăng, dầu trong nước không hề nhúc nhích. Trong khoảng gần 1 tháng qua, giá dầu thế giới đã giảm xuống mức gần 70 USD/thùng, trên thị trường Singapore, xăng A92 thành phẩm chỉ còn trên 76 USD/thùng; dầu dao động quanh ngưỡng 80 - 81 USD/thùng.

Biết mập mờ nhưng vẫn ưu ái

Chỉ tính trong khoảng 10 ngày trở lại đây, giá xăng, dầu thành phẩm đã giảm tới 9% - 10% mỗi thùng. Với mức giá này, theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP, DN bắt buộc phải giảm giá bán. Tuy nhiên, lãnh đạo của Petrolimex lại cho rằng, giá dầu thô giảm nhưng giá xăng, dầu thành phẩm nhập từ Singapore (cơ sở để tính giá bán lẻ) vẫn chưa hạ, DN vẫn bị lỗ nên không thể giảm giá bán lẻ. Ngày 25.5, theo bảng công bố mức giá cơ sở của Petrolimex, xăng Ron 92, DN này lỗ hơn 200 đồng/lít, diezel 0,05S lỗ khoảng 750 đồng/lít, dầu hỏa lỗ 754 đồng/lít.

Bộ Tài chính nói như thế nào thì tôi không rõ, nhưng tất cả các phương án giá cơ sở do Nhà nước quy định tại Nghị định 84.
Ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex

Trong khi đó, lãnh đạo cơ quan quản lý giá của Bộ Tài chính cho biết, các DN kinh doanh xăng, dầu có sự mập mờ về cách tính giá. Cụ thể, theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, trong quãng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4, giá dầu tăng cao, DN có thể điều chỉnh tăng giá nhưng Liên bộ Tài chính  - Công thương chưa đồng ý do nhận thấy trong bảng tính giá thành của DN có một số điểm chưa hợp lý.

Mặc dù biết rõ có sự mập mờ trong bảng tính giá của Petrolimex, thế nhưng kể từ ngày 1.4.2010, Bộ Tài chính vẫn ra quyết định xả Quỹ bình ổn giá, để bù lỗ giá xăng cho DN. Theo một chuyên gia, DN tính chi phí không hợp lý, nhưng vẫn được bình ổn giá tới 400 - 500 đồng/lít là hết sức vô lý.

Người dân gánh chịu

Tuy nhiên, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex phản ứng: “Bộ Tài chính nói như thế nào thì tôi không rõ, nhưng tất cả các phương án giá cơ sở do Nhà nước quy định tại Nghị định 84. Các thông số đầu vào: chi phí định mức, lợi nhuận, thuế, tỷ giá... do Nhà nước quy định, không có cái gì của DN ở đây cả. Không phải số liệu đó tự tay DN đưa vào bao nhiêu nó là bấy nhiêu”. Như vậy, trong khi chờ đợi, Bộ Tài chính soát xét lại giá thành của DN, đối tượng phải gánh chịu hậu quả chính là người dân. Giá xăng dầu không thể theo cơ chế thị trường khi 11 DN kinh doanh đều áp mức giống nhau.

 
Theo bảng giá công bố ngày 25.5 thì Ron 95 vùng 2 đắt hơn vùng 1 là 340 đồng/lít, Ron 92 đắt hơn 330 đồng/lít - Ảnh: Anh Vũ

Không chỉ mập mờ về chuyện lỗ lãi, nhiều ý kiến cho rằng người dân vùng sâu, vùng xa (vùng 2) đang phải chịu mức giá xăng đắt hơn với vùng 1. Theo quy định của Petrolimex, vùng 2 (các địa bàn xa cảng đầu nguồn tiếp cận xăng dầu nhập khẩu, chi phí kinh doanh cao) giá bán xăng dầu tăng tối đa thêm 2% so với vùng 1. Theo bảng giá công bố ngày 25.5 thì Ron 95 vùng 2 đắt hơn vùng 1 là  340 đồng/lít, Ron 92 đắt hơn 330 đồng/lít. Tuy nhiên, mức giá này không thuyết phục được người tiêu dùng, bởi họ cho rằng DN đã áp mức vận chuyển cao tới các vùng này, lại áp giá bán chênh lệch từ 300 - 400 đồng/lít là không hợp lý. Thông tư 234/2009/TT - BTC cũng quy định, lợi nhuận định mức trước thuế là lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trong nước của các thương nhân đầu mối để tính giá cơ sở theo mức tối đa là: 300 đồng/lít.

Về vấn đề này, ông Thỏa cho biết sau khi dư luận và cơ quản quản lý soát xét phương án đăng ký giá đã phát hiện ra, nhưng chưa thấy DN có báo cáo gì với Bộ Tài chính.

                                                                        Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục