Giá sữa tại VN đầy nghịch lý và cao nhất thế giớiTheo quy định của Pháp lệnh Giá và Nghị định 75/CP, tất cả các mặt hàng bình ổn giá đều phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý. Tuy nhiên, Thông tư 104/TT-BTC của Bộ Tài chính lại thu hẹp về đối tượng đăng ký giá là doanh nghiệp Nhà nước (Nhà nước nắm cổ phần chi phối 51% trở lên) và chỉ phải đăng ký đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi. Lợi dụng điều này, các doanh nghiệp sữa khi cổ phần hóa tha hồ tăng giá bán.

Giá sữa tăng liên tục, chỉ thiệt cho người tiêu dùng. Trong ảnh: Chọn mua sữa tại một siêu thị ở TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Siêu lợi nhuận
 
Một công bố của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas) năm 2009 cho thấy giá sữa tại VN đầy nghịch lý. Thứ nhất, giá nguyên liệu giảm nhưng giá sản phẩm lại tăng, chỉ có 8% lượng sữa được giao dịch giá linh hoạt. Thứ hai, thuế nhập khẩu giảm hoặc chưa tăng nhưng giá sản phẩm vẫn tăng. Thứ ba, giá sữa ngoại đắt hơn nhiều so với sữa nội. Thứ tư, giá sữa tại VN cao nhất thế giới. Cụ thể, giá sữa ở VN là 1,4 USD/lít, ở Trung Quốc là 1,1 USD/lít, Ấn Độ là 0,5 USD/lít, các nước châu Âu và châu Mỹ là 0,5-0,9 USD/lít (tháng 5-2009).
 
Kết quả thanh tra giá bán tại các doanh nghiệp sữa do Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện cuối năm 2009 cũng cho thấy các doanh nghiệp nhập sữa về bán gấp 1,7 đến 3,2 lần giá vốn. Cụ thể, sữa Lactogen 3 loại 900 g có giá nhập 66.950 đồng, cộng thuế 5% (3.347 đồng) nhưng giá bán lẻ 131.800 đồng; Nestlé GAU 1 loại 900 g có giá nhập 72.361 đồng, cộng thuế 5%, giá bán 220.000 đồng.
 
Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition VN (nhập các sản phẩm Enfagrow, Enfakid), giá bán đến nhà phân phối được xác định như sau: Lấy giá vốn cộng thêm 40%-50% lãi gộp, cùng với tình hình thị trường và kết quả đàm phán với nhà phân phối để xác định giá bán cho từng mặt hàng. Mức chênh lệch giá bán - giá nhập C&F từ 101% đến 211%, chênh lệch giữa giá bán và giá nhập kho có mức từ 96% đến 197%!
 
Chủ tịch Hiệp hội Sữa VN Nguyễn Tuấn Khải đã từng trả lời báo chí thừa nhận giá sữa ngoại rất bất hợp lý, người trong ngành cũng thấy đau đầu. Các tập đoàn sữa lớn đều đặt nhà máy ở Thái Lan và Malaysia để bán đi khắp Đông Nam Á hưởng thuế suất ưu đãi theo CEPT/AFTA.
 
Khi nào bịt được lỗ hổng quản lý?
 
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nói Thông tư 104 đã thu hẹp đối tượng phải đăng ký giá bán theo Pháp lệnh Giá và Nghị định của Chính phủ, miễn sao khoảng cách tăng gần nhất giữa 2 lần tối thiểu là 15 ngày, mỗi lần tăng giá tối đa không quá 20%.  Do đó, các doanh nghiệp sữa đều “né” tỉ lệ vốn Nhà nước 51% để lọt vào diện không phải đăng ký giá.
 
Nhận thấy sự bất hợp lý này, Bộ Tài chính đã sửa đổi Thông tư 104 theo hướng yêu cầu tất cả các doanh nghiệp kinh doanh sữa đều phải kê khai, đăng ký và niêm yết giá bán. Căn cứ vào công thức tính giá của doanh nghiệp, cơ quan quản lý thấy yếu tố nào bất hợp lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh. Mỗi lần tăng giá cũng phải được phép của cơ quan quản lý trên cơ sở “soi” lại cơ cấu giá của doanh nghiệp, đồng thời khống chế tỉ lệ quảng cáo của mỗi doanh nghiệp. Dự thảo Thông tư 104 sửa đổi dự kiến sẽ được ban hành trong tháng 5 hoặc tháng 6.
 
Tuy nhiên, đánh giá về hiệu quả của thông tư mới, ông Tuấn chỉ nói “hy vọng” hãm được đà tăng giá sữa chứ không khẳng định chắc chắn sẽ hãm được. Theo ông Tuấn, doanh nghiệp có các thủ thuật tăng giá và lợi nhuận rất tinh vi. Ví dụ, khi giá nguyên liệu giảm, họ tung chiêu khuyến mãi cộng thêm trọng lượng vào sữa sản phẩm để giữ giá. Khi giá nguyên liệu tăng, họ kết thúc khuyến mãi để tăng giá sữa. Một vấn đề đáng lo ngại khác là hiện tượng chuyển giá đã được đặt ra đối với doanh nghiệp sữa nhưng chưa có cơ chế xác định, xử lý.
 
                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục