Huyện Cao Phong phối hợp công ty Honda Việt Nam, Bộ NN&PTNT thực hiện trồng rừng theo quy chế sạch tại Cao Phong.

Huyện Cao Phong phối hợp công ty Honda Việt Nam, Bộ NN&PTNT thực hiện trồng rừng theo quy chế sạch tại Cao Phong.

(HBĐT) - Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đất lâm nghiệp của tỉnh đã được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn, phong trào trồng cây, gây rừng có những kết quả khả quan. Đến nay, đất đồi núi trọc ở tỉnh ta đã cơ bản được phủ xanh bằng các loài cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

 

Huyện Kim Bôi có trên 19.000 ha rừng, trong đó, rừng trồng chiếm tới hơn 6.000 ha. Nhiều hộ gia đình, địa bàn từ chỗ nghèo đói nhận đất trồng rừng, cuộc sống đã đổi thay. Không chỉ mang lại lợi ích từ kinh tế, mô hình trồng rừng kinh tế ở Kim Bôi còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Hiện nay, phong trào trồng rừng ở Kim Bôi vẫn đang tiếp tục được nhân dân tích cực hưởng ứng và nhân rộng. Để có được kết quả đáng khích lệ như vậy, huyện đã tạo ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân và các đơn vị, xã trồng rừng phát triển kinh tế. Ông Bùi Văn Bộ, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Để thực hiện có hiệu quả các dự án trồng rừng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng, huyện đã luôn chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện tích tực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Nhờ đó  trong những năm gần đây, người dân đã hiểu được lợi ích kinh tế to lớn từ rừng đem lại, diện tích rừng sản suất ở huyện đã liên tục tăng trong nhiều năm. Ông Bùi Tiến Hồi, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Bì cho biết: Trung Bì rất giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế rừng, nhất là trồng keo và một số cây có giá trị cao khác. Xã có trên 20% số hộ có thu nhập khá từ rừng. Trước đây, do cuộc sống khó khăn người dân thường khai thác rừng, đốt than, từ khi có dự án 661, dân nhận đất bảo vệ rừng, nhiều người dân trong xã đã chuyển đổi rừng tạp sang trồng rừng, ý thức của người dân trong việc khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng kinh tế được nâng cao, diện tích rừng nhân dân tự trồng của xã trên 500 ha. Với mức giá như hiện nay, một ha rừng cho thu nhập từ 40-50 triệu đồng. Từ hiệu quả của kinh tế rừng, nhiều hộ dân trong xã đã xây được nhà, mua xe máy và nhiều vật dụng đắt tiền khác. Đến nay, phong trào nhà nhà trồng rừng, người người trồng rừng đã góp phần tích cực trong việc nâng độ che phủ của rừng, bảo vệ tốt diện tích rừng đầu nguồn. Nhận thức rõ lợi ích của bảo vệ, phát triển rừng, nhiều hộ dân đã chủ động bỏ vốn trồng rừng, bảo vệ rừng theo các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước.

 

Phong trào trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đã tạo tiền đề thúc đẩy phong trào trồng cây, gây rừng góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh trong CNH, HĐH. Ngành NN-PTNT có kế hoạch mở rộng phong trào trồng cây nhớ ơn Bác hàng năm, cung cấp đủ số lượng cây giống, đồng thời thực hiện tốt công tác rà soát, quy hoạch 3 loại rừng và phát động phong trào nhân dân trồng cây để nâng độ che phủ của rừng đạt 46% vào năm 2010. Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội với việc giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình và các thành phần kinh tế thực hiện quản lý bảo vệ và xây dựng vốn rừng. Với các chương trình Quốc gia như 327, dự án 661 và một số chương trình trồng rừng do quốc tế tài trợ, tính đến nay tỉnh ta đã trồng được trên 60 ngàn ha rừng tập trung, nâng độ che phủ của rừng đạt 45,5%, sản lượng gỗ khai thác hàng năm đạt trên 60 ngàn m3. Kết thúc năm 2009, toàn tỉnh trồng mới được 9.500 ha rừng, trong đó dự án rừng phòng hộ, đặc dụng cơ sở là 3.816 ha, trồng rừng sản xuất các công ty lâm nghiệp là 811 ha, rừng sản xuất hộ gia đình và các dự án khác là 4.872 ha. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc và bảo vệ rừng được triển khai đạt kết quả tốt nên rừng trồng phát triển nhanh, diện tích trồng rừng lâu năm ít bị xâm hại, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt, hạn hán xảy ra trên địa bàn. 

 

Trong định hướng phát triển kinh tế nông- lâm - ngư nghiệp đến năm 2015 tỉnh Hoà Bình xác định là phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chất lượng và hiệu quả với khả năng cạnh tranh cao. Do vậy việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh theo chiều sâu, tiếp tục trồng mới rừng tập trung và cây phân tán, tăng diện tích cây công nghiệp…được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Để tạo cơ sở vững chắc phát triển kinh tế rừng, các phong trào trồng rừng, làm vườn và kinh tế trang trại đã phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các tổ chức đơn vị. 

 

Hoạt động khuyến lâm được đẩy mạnh với nhiều mô hình trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán hiệu quả và cải tạo được gần 40% diện tích vườn tạp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả trồng cây, trồng rừng đã làm chuyển biến nhận thức tư tưởng và khuyến khích, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng và bảo vệ rừng. Ông Bùi Văn Chúc, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp cho biết: “Năm 2010, nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh là tập trung vào trồng cây phân tán tại các địa phương, trường học, để giải quyết vấn đề cây bóng mát, cung cấp gỗ nguyên liệu cho người dân, phấn đấu đến cuối năm trồng mới thêm 8.000 ha rừng các loại. Bên cạnh trồng mới diện tích rừng, chúng tôi cũng chú trọng tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có, thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy, tiếp tục công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng”.

 

                                                                                               Đinh Thắng

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục