Các chỉ tiêu kinh tế đều ở mức khá cao so với giai đoạn suy giảm

Các chỉ tiêu kinh tế đều ở mức khá cao so với giai đoạn suy giảm

Tăng trưởng kinh tế thời gian tới sẽ đạt mức cao hơn những tháng đầu năm và có khả năng hoàn thành, thậm chí vượt mức tăng trưởng 6,5% như mục tiêu đề ra

 
Đó là nhận định khá lạc quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trình Chính phủ trong một cuộc họp diễn ra mới đây.

Theo bộ này, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể tăng 17%, cao hơn mức kế hoạch đề ra là 6%; nhập siêu sẽ dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, góp phần cân đối nhu cầu ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước.

Chỉ số giá tiêu dùng dự báo sẽ tăng khoảng 8%, là mức tăng phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay và không gây ra bất ổn vĩ mô.

Căn cứ để Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra nhận định trên là tình hình phát triển kinh tế 7 tháng đầu năm tiếp tục khả quan, cũng như triển vọng nền kinh tế thế giới và trong nước thời gian tới.

Bước vào tháng đầu tiên của quý III/2010, nền kinh tế “lấy đà” từ mức tăng trưởng 6,16% trong nửa đầu năm, tiếp tục duy trì nhiều chỉ tiêu ở mức cao. So với cùng kỳ, sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm ước tăng 13,5%; tổng sản lượng thuỷ sản tăng 4,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng 17,5%; nhập khẩu tăng 25,5%... Các chỉ tiêu này đều ở mức khá cao so với giai đoạn suy giảm trước đó.

Đáng chú ý là sự phục hồi mạnh mẽ của một số lĩnh vực dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng ước tăng 26,4% so với cùng kỳ; lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng tới 34,9%; khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá, hành khách đều tăng khoảng 10% đến trên 15% so với cùng kỳ...

Cũng trong 7 tháng đầu năm, cả nước có gần 50.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước đạt 291 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% về số doanh nghiệp và 16% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Những con số này cũng cho thấy phần nào sự tin tưởng của các doanh nhân vào triển vọng kinh doanh thời gian tới.

Hỗ trợ cho tăng trưởng, lượng tiền cung ứng ra thị trường cũng tăng khá trong 7 tháng đầu năm, ước tính tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đến 31/7 đã tăng xấp xỉ 13% so với tháng 12/2009.

Cầu đầu tư cũng được đẩy nhanh, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách đã bằng 62% kế hoạch cả năm (trong khi các năm trước chỉ khoảng 50%); vốn ODA thực hiện bằng 67%; vốn FDI giải ngân tăng 1,6% so với cùng kỳ…

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng trước đó, mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm; CPI bình quân 7 tháng đầu năm tăng 8,67% so với cùng kỳ.

Ở chiều quốc tế, kinh tế thế giới đã cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực với tốc độ phục hồi nhanh hơn dự kiến và nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kép bị đẩy lùi.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cảnh báo một số rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn tới như nợ công lớn của Nhật Bản, mức độ phục hồi kinh tế Mỹ dần suy yếu kể từ tháng 5… Điều này dẫn tới sự giảm giá của USD và tăng giá đồng Yên, chỉ có thể được cân bằng hơn khi Mỹ điều chỉnh chính sách kích thích kinh tế và mức độ phục hồi của các nước sử dụng USD.

Về tác động đến Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nguy cơ lạm phát tăng cao đang quay trở lại khi nhiều nền kinh tế lớn kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao. Điều này có thể kéo theo tăng giá các mặt hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất.

Với việc đồng Yên lên giá, do Nhật Bản là đối tác thương mại lớn và có vị thế xuất siêu đối với Việt Nam, sẽ khiến xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản có lợi hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nợ nước ngoài gia tăng do Nhật Bản đứng đầu các nước, vùng lãnh thổ cho vay ODA.

Ngược lại, USD mất giá sẽ làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam bất lợi do giá tăng. Hơn nữa, việc các nền kinh tế phát triển cam kết giảm một nửa thâm hụt ngân sách vào năm 2010 nhằm củng cố tài chính có khả năng sẽ làm giảm chi tiêu của các nước này, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục