Mặc dù đã 72 tuổi nhưng ông Tạ Đình Đào vẫn hăng say lao động

Mặc dù đã 72 tuổi nhưng ông Tạ Đình Đào vẫn hăng say lao động

(HBĐT) - Đã sang cái tuổi “thất thập cổ la hy”, nhưng ông Tạ Đình Đào ở khu 5B, thị trấn Cao Phong vẫn đi phăm phăm dẫn tôi thăm vườn cam hơn 5 ha của mình. Vừa đi ông vừa say sưa kể về chuyện trồng cam.

 

Vừa đi ông vừa say sưa kể về chuyện trồng cam. Cũng dễ hiểu thôi bởi quá nửa đời người ông đã gắn bó với cây cam, gắn bó với mảnh đất Cao Phong này. Và cây cam đã giúp ông có được cơ nghiệp như ngày hôm nay: Căn nhà trị giá gần 2 tỷ đồng, vườn cam rộng hơn 5 ha hàng năm đem lại thu nhập vài trăm triệu đến hơn một tỷ đồng. Với mức thu nhập như vậy nhiều người nông dân không dám mơ tới. 

 

Năm 1961, theo tiếng gọi của Đảng, chàng thanh niên Tạ Đình Đào tạm biệt quê hương Thanh Sơn (Phú Thọ) mang sức trai khai phá vùng đất Cao Phong lập nên nông trường cam Cao Phong. Sau khi lập gia đình, ông gắn bó với mảnh đất này và trở thành quê hương thứ hai của ông. Năm 1985 là năm cơ cực nhất của đời ông. Người vợ của ông đột ngột qua đời vì bệnh nặng để lại mình ông nuôi dạy 4 người con với đồng lương công nhân nông trường. Năm 1994, khi nông trường Cao Phong có chủ trương giao đất cho gia đình công nhân, ông Đào nhận khoán 1 ha đất để trồng cam. Không có vốn, không có tài sản để thế chấp ngân hàng ông phải vay lãi ngoài 30 triệu đồng để mua giống, phân, thuốc để trồng cam. Xác định đây là cây dài ngày ông trồng xen cây ngắn ngày như ngô, đậu tương để có thu nhập “nuôi” cây cây cam. Cây cam vốn là cây khó tính nên phải đầu tư lớn, chăm sóc thường xuyên. Theo chu kỳ thì sau 4 năm cây cho thu hoạch với khoảng 60-70 tấn cam. Nhưng do không có vốn, đầu tư chắp vá sau 6 năm cam của ông mới cho thu hoạch. Năm 2000, ông thu hoạch được 13 tấn với số tiền 40 triệu đồng. Số tiền này không đủ trang trải nợ những năm ông đầu tư chăm sóc cây. Không nản chí, ông tiếp tục vay vốn để đầu tư cho cam học hỏi qua sách báo, tập huấn và  đi học hỏi những nơi có truyền thống trồng cam. Năm sau, cây cam được chăm sóc đúng kỹ thuật, đầu tư tốt nên năng xuất tăng. Đồng thời giá cam cũng tăng dần. Tuy nhiên, việc đầu tư cho cây cam phải tính đến đầu tư “dài hơi”.

 

Năm 2002, ông lại tiếp tục vay 50 triệu đồng để đầu tư hệ thống tưới cho cam. Cây cam không phụ lòng người năng xuất ngày càng tăng và đầu tư cho cây giảm. Đến năm 2005 nhờ có thu nhập từ cam ông đã trả hết nợ và mua thêm đất để trồng cam. Với phương châm “bỏ trứng vào nhiều giỏ” ông đầu tư trồng: cam Xã Đoài, cam Vinh, quýt Ông Châu, bưởi Diễn, cam Canh, cam Valenxia. Ông Đào cho biết: đầu tư cho cây cam là đầu tư lớn, mức độ rủi ro cao nhưng cho thu nhập cao. Do vậy, muốn trồng cam thành công phải chọn được đất tốt, phù hợp với cây, có vốn đầu tư, chịu khó học tìm tòi học hỏi kỹ thuật và phải trồng nhiều loại để tránh rủi ro. Như năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết giống cam Valenxia bị rụng hết quả.  Năm 2007, nhờ có ông Đào xây căn nhà trị giá gần hai tỷ đồng. Đến nay, ông đã có gần 6ha cam, quýt và bưởi. Ngoài tạo thu nhập cho gia đình ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/tháng và nhiều lao động thời vụ địa phương.Năm 2009 từ cây cam gia đình ông đã có thu nhập gần 1,5 tỷ đồng. Năm nay, mới đầu vụ ông giá cam tăng ước tính thu nhập hơn năm ngoái.

 

Không chỉ làm giàu cho mình, ông Đào còn tận tình giúp đỡ những hộ khó khăn làm ăn kinh tế ai cần vốn thì ông cho vay và cần hướng dẫn kỹ thuật thì ông tận tình giúp đỡ. Ngoài ra ông còn tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động xã hội như xây dựng nhà văn hóa, làm đường gây quỹ khuyến học. Trải qua gần 40 năm lao động vất vả có được cơ nghiệp song điều mà ông Đào hài lòng nhất là nuôi dạy được 4 người con nên người đều đã tốt nghiệp đại học và  việc làm ổn định. 

 

 

                                                                                             Việt Lâm

 

Các tin khác

EVN tăng cường đầu tư để bổ sung nguồn điện
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Bài 1: Cần tạo việc làm chất lượng cho thanh niên

(HBĐT) - Mỗi năm tỉnh ta có 16.000 - 19.000 người bước vào độ tuổi lao động, nhưng chỉ giải quyết được khoảng 30%, chủ yếu là tạo việc làm tại chỗ và lao động tự do.

Thị trấn Lương Sơn tập trung phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ

(HBĐT) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18%/năm, thu nhập bình quân đầu người 15 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,6%. Thị trấn Lương Sơn đang có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc; đời sống người dân không ngừng được nâng lên.

Công ty TNHH một thành viên SXKT Hòa Bình: Góp sức đổi thay diện mạo quê hương

(HBĐT) - Trong những năm qua, những đổi thay trên phạm vi cả tỉnh có sự đóng góp thầm lặng của Công ty TNHH Một thành viên xổ số kiến thiết Hòa Bình. Từng ngày, từng giờ, tập thể cán bộ, công nhân viên động viên nhau hăng say lao động góp công, góp sức đúng với phương châm “ích nước, lợi nhà”

Xuất khẩu lạc quan nhưng nhập siêu vẫn còn lớn

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 8 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 44,5 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ.

Thị trường vàng: Giá cao, giao dịch giảm

Đầu tuần này giá vàng thế giới trở lại đà tăng. Song do giao dịch kém sôi động nên giá vàng trong nước vẫn “giậm chân tại chỗ”: thu vào 29,20 triệu đồng/lượng, bán ra 29,24 triệu đồng/lượng. Theo Bloomberg, có đến 13/18 nhà phân tích dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần này và đạt “đỉnh” vào cuối tháng 9, nhưng ghi nhận thị trường cho thấy, giá vàng càng tăng thì giao dịch vàng càng ảm đạm.

Quảng Ninh: Hạ thuỷ tàu hàng 53.000DWT của chủ tàu Anh đúng cam kết

Chiều ngày 6.9, tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long (Cty đóng tàu Hạ Long - Vinashin) đã tiến hành hạ thủy tàu hàng mang tên Red Diamond HL 09 thứ bảy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục