Xưởng đóng tàu của anh Nga là cứu cánh cho những người nghèo ở xóm mực xã Tiến Phong huyện Đà Bắc.

Xưởng đóng tàu của anh Nga là cứu cánh cho những người nghèo ở xóm mực xã Tiến Phong huyện Đà Bắc.

(HBĐT) - Sau khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì cuộc sống người dân vùng lòng hồ sông Đà gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ phải chuyển vào trong miền nam làm ăn sinh sống. Trong khi đó, anh Đinh Văn Nga ở xóm Mực, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc ở lại vận động bà con trồng luồng và bày cách cho họ đánh cá trên vùng hồ.

 

Năm 1978, cũng như bao gia đình ở vùng ven sông Đà, gia đình anh Nam khai hoang đất trồng lúa, ngô và chăn nuôi. Tuy không khá giả nhưng vùng đất ven sông tốt việc trồng trọt gặp nhiều thuận lợi nên cuộc sống ổn định. Năm 1983, Nhà nước có chủ trương nhà nước xây dựng thủy điện Hòa Bình. Anh chị đã nhường đất đai, nhà cửa cho vùng lòng hồ. Không còn ruộng đất để trồng cấy lúa, anh nghĩ phải chuyển nghề để sống. Trên diện tích đất đồi rừng được giao, anh vận động bà con trồng luồng. Cây luồng là cây dễ trồng phù hợp với đất đồi. Chỉ cần trồng một lần những năm tiếp theo thu hoạch măng hoặc cây. Gia đình anh tham gia trồng hơn 2 ha luồng. Chưa có vốn, tận dụng mặt nước hồ sông Đà, anh tìm cách đánh bẫy cá. Sau hơn 4 năm, có chút vốn từ tiền bán cá, anh mua tàu và mua lưới đánh cá. Có tàu, có lưới anh đi đánh cá xa hơn và được nhiều cá hơn. Kinh tế gia đình đỡ chật vật.

 

Ở vùng lòng hồ điều kiện không có thợ máy mỗi lần máy hỏng lại đi nhờ xuống tận thành phố Hòa Bình để sửa. Anh nghĩ: Người ta làm ra được cái máy mình có việc sửa mà không được. Rồi anh mua đồ nghề tự học, tự mày mò để sửa mà không cần thầy dạy, không cần đến sách vở. Thấy trên vùng lòng hồ phương tiện đi lại chủ yếu là tàu chạy máy nổ. Hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng đến. Do vậy, để đi mua một chiếc tàu các hộ ở đây phải xuống tận thành phố mua. Giá vừa cao mà đi lại xa.  Khi học được nghề sửa máy anh nghĩ đến cách đóng tàu bán. Không được học nghề hàn, anh tự mua máy về tập hàn thử rồi nhìn những mối hàn cũ học hàn. Khi kinh tế gia đình không còn khó khăn, anh giúp đỡ những hộ trong xóm. Gia đình nào không có tiền mua lưới anh cho vay không lãi. Nhà nào không có tiền mua tàu anh đóng tàu chịu. Đến nay, gia đình anh đã có một xưởng đóng tàu nhỏ mỗi năm xuất xưởng trên 20 cái tàu đánh cá, hơn 5 ha luồng, nuôi 30 con dê, 4 lồng cá mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Xưởng đóng tàu của anh đã tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng. Nhờ sự giúp đỡ của anh, đến nay, nhiều hộ ở xóm Mực đã thoát được nghèo. Xóm có 40 hộ thì chỉ còn 5 hộ nghèo. Hầu hết họ đều theo nghề đánh cá. 

 

                                                                            Việt Lâm 

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục