Mấy ngày gần đây, các bà nội trợ liên tục choáng vì các mặt hàng thiết yếu như gạo, các loại thịt, cá, rau củ quả… đều tăng giá hàng ngày. Nguyên nhân được các tiểu thương đưa ra là do tình hình bão lũ, giá vàng và USD tăng.

Các mặt hàng đều tăng giá

Ghi nhận tại chợ Khương Trung (quận Thanh Xuân), giá gạo bán lẻ đã tăng từ 10 - 20%, trong đó gạo Bắc Hương được bán với giá 15.000đ/kg, gạo Tám Thái 18.000đ/kg, gạo Tám Điện Biên 16.000đ/kg, gạo Xi 12.000đ/kg, loại gạo rẻ nhất là Tạp Giao bán với giá 11.000đ/kg.

Giá rau xanh đã tăng từ 10-15% (Ảnh: M.N).
Giá rau xanh đã tăng từ 10-15% (Ảnh: M.N).

Bà Nguyễn Thị Mỹ, chủ của hàng gạo đường Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội - cho biết: “Tôi gọi điện lấy gạo các loại, người cung cấp hàng bảo tất cả các loại gạo đã tăng từ 150.000 - 250.000/tấn với lý do bão lũ nên khan hàng”.

Trong “cơn lốc” tăng giá, các loại rau củ quả, thực phẩm tươi sống tăng mạnh nhất. Khảo sát tại chợ Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân), chợ Khâm Thiên (quận Đống Đa), chợ Hà Đông (quận Hà Đông) thịt ba chỉ 70.000đ/kg; bò bắp thường 150.000đ/kg; thịt nạc vai 80.000đ/kg; thịt gà 90.000đ/kg; thịt mông 70.000đ/kg; đùi gà 70.000đ/kg.

Cá chép: 50.000đ/kg; cá quả 70.000 - 120.000 đ/kg; cá trắm tăng 20% dao động từ 60.000 - 130.000đ/kg; su hào 4.000đ/củ; bắp cải 11.000đ/kg; khoai tây 12.000đ/kg; su su 10.000đ/kg. Giá một bát phở ngày thường 15.000đ, nay tăng lên 20.000đ/bát, có nơi 30.000đ/bát.

Theo đánh giá của các tiểu thương tại các chợ, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm đang tăng từng ngày, đặt biệt là với thịt lợn. Chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ quầy thịt tại chợ Hạ Đình cho biết: chưa bao giờ giá thịt lợn lại tăng nhanh như đợt này, mỗi ngày một giá, chúng tôi cũng bất ngờ chứ nói gì người mua”

Chị Hoàng Thị Oanh - một tiểu thương ở chợ Khương Trung lý giải: vàng, đôla tăng vù vù thì thực phẩm không tăng mới là chuyện lạ. Chúng tôi nhập vào tăng thì bán ra cũng phải tăng chứ không thì lỗ vốn. Như cá quả loại nhỏ tháng trước nhập vào chỉ 50.000đ/kg thì tháng này đã 65.000đ/kg. “Tôi cũng sốt hết cả ruột, không dám nhập hàng nhiều. Giá cả đắt đỏ nên mọi người đi chợ cũng tiết kiệm”, chị Oanh nói.

Tại các siêu thị - đang “chạy” Tháng khuyến mại thì chỉ có đồ khô, ăn liền giá không thay đổi, còn rau xanh và thực phẩm tươi sống đều tăng nhẹ khoảng từ 5 - 10%.

“Choáng” vì thứ gì cũng tăng giá

Các bà nội trợ mấy ngày qua liên tục choáng, bởi hầu hết các mặt hàng thiết yếu như gạo, các loại thịt, rau củ quả… đều tăng giá khá cao so với tuần trước. Giá cả tăng khiến họ phải “thắt lưng buộc bụng” suy tính, cân đối lại chi tiêu.

“Thông tin lương tăng mới rục rịch đã thấy lương thực, thực phẩm cái gì cũng tăng. Đi chợ mà cứ như bị mất cắp. Vèo một cái đã hết cả trăm nghìn, thấy chóng hết cả mặt. Tôi không biết phải lên thực đơn cho bữa ăn như thế nào. Công việc thì bận, trước đây tôi thường mua cho 3-4 ngày thì nay phải mua từng bữa ăn”, chị Nguyễn Thị Tư (ngõ 460 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) - cho biết.

Để tiết kiệm chi tiêu, nhiều người đã hạn chế một cách tối đa những chi phí không cần thiết như: mua sắm quần áo, làm đẹp…, kể cả phải dậy từ sáng sớm tinh mơ để đi chợ. “Giá cả thực phẩm cứ leo thang ầm ầm. Tôi đành phải dậy sớm để mua thịt cá, rau quả ở chợ đầu mối ngã Tư Sở, chứ ra chợ thì đắt lắm”, chị Nguyễn Thị Phượng, nhà ở đường Khương Trung nói.

Nhiều bà nội trợ tỏ ra lo ngại về mức độ tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Không biết từ nay đến Tết giá cả còn leo thang đến mức nào!?

Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục