Mặc dù Hiệp hội Ngân hàng (NH) và các NH thành viên đã đồng thuận mức lãi suất (LS) huy động không quá 12%/năm nhưng đến ngày 10-11 mặt bằng LS huy động trên thị trường đã lên đến 14-15%/năm, còn LS cho vay lên 18-19%/năm.

 
LS mới đã được áp dụng tại nhiều ngân hàng ở TP.HCM - Ảnh: THANH ĐẠM

Nhiều NH đã tạm ngưng giải ngân từ đầu tuần đến nay để đảm bảo thanh khoản. Trong khi đó ngày 10-11, LS liên NH đã vượt 20%/năm.

Chật vật giữ tiền

Phó tổng giám đốc một NH cổ phần có trụ sở tại đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM cho biết dù LS tăng lên 12%/năm nhưng NH đang giành giật từng khoản tiết kiệm vì người gửi tiền liên tục đòi rút. “Chưa bao giờ huy động tiền gửi lại khó khăn đến vậy, tăng LS nhưng NH còn phải thuyết phục, năn nỉ khách hàng. Đến nay mặt bằng LS huy động đã lên đến 13,5%/năm nhưng người gửi tiền không mặn mà do giá USD và vàng đều tăng” - ông nói.

Trong tình cảnh tương tự, tổng giám đốc một NH có chi nhánh trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1 cho biết dù tăng LS nhưng tiền gửi giảm mạnh, khách hàng đến gửi đều hỏi có khuyến mãi không và trả treo LS.

Đến ngày 10-11 khách hàng đã ra giá đến 13,5-14%/năm, NH đành để khách hàng ra đi. Nhưng đau đầu nhất là những khoản tiền gửi lớn từ NH bạn, thường từ 50-100 tỉ đồng, nay đáo hạn các NH này đều rút về để đảm bảo thanh khoản. Trước đây NH có thể bán 30% vàng huy động để lấy tiền đồng nhưng nay vàng huy động nằm kho trong khi NH không có tiền đồng để cho vay.

Đến nay “đỉnh” LS huy động đang thuộc về NH Phương Tây với LS cao nhất lên đến 15%/năm, 3% được tính dưới dạng “quà tặng tùy chọn” mà thực chất khách hàng có thể nhận bằng tiền. Những NH khác cũng đoán trước tình hình nên kèm theo biểu LS mới là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Ngân hàng nhỏ tạm ngưng cho vay

Ông Phạm Quốc Thanh, phó tổng giám đốc NH An Bình, cho biết trong tình hình hiện nay NH tạm thời chỉ giải ngân với những trường hợp NH đã cam kết cho vay. Với những khoản vay mới NH tạm thời chưa xem xét. Đây là giải pháp tức thời, nếu tình hình diễn biến khả quan hơn thì NH sẽ xem xét cho vay trở lại.

Tổng giám đốc một NH cổ phần ở nông thôn vừa chuyển lên đô thị cho biết hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc NH họp suốt buổi chiều 10-11 để tìm giải pháp cho tình trạng sụt giảm vốn huy động. Giải pháp tức thời được đưa ra là ngưng cho vay mới đến khi nào tình hình được cải thiện. Hiện NH vẫn đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn theo thông tư 13 nhưng tuần tới khi các khoản tiền gửi của NH bạn đáo hạn và họ buộc phải rút về thì sẽ gay go cho NH.

Nên can thiệp ngay

Khác với những lần đồng thuận trước, lần này Hiệp hội NH không yêu cầu các NH phải ngưng các chương trình khuyến mãi. Theo bà Dương Thu Hương - tổng thư ký Hiệp hội NH, Sở Công thương là nơi cấp phép khuyến mãi, do vậy theo luật, hiệp hội không thể ràng buộc các NH không được khuyến mãi.

Tổng giám đốc một NH có trụ sở tại quận 5 cho rằng đây chính là sự nhập nhằng dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH. Vì một mặt NH có thể đồng thuận mức LS huy động theo đúng cam kết nhưng mặt khác lại tự do khuyến mãi, cộng LS thưởng, tặng tiền... gây xáo trộn thị trường. NH nào tuân thủ đúng cam kết thì bị mất khách hàng.

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhiệm vụ của NH Nhà nước là phải đảm bảo thanh khoản cho các NH và giữ mặt bằng LS đúng mục tiêu đề ra. Theo ông Ngân, rút kinh nghiệm từ diễn biến giá vàng vừa qua, NH Nhà nước nên can thiệp ngay bằng cách cung tiền ra thị trường mở để bình ổn LS liên NH. Nếu để lâu sẽ dẫn đến chạy đua LS. NH Nhà nước cũng nên cho các NH cần vốn thế chấp số vàng huy động cho NH Nhà nước để lấy tiền đồng.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm - nguyên thống đốc NH Nhà nước, mục tiêu thắt chặt tiền tệ ban đầu để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Tuy nhiên thực tế đã đi quá xa so với mục tiêu ban đầu, do vậy theo ông Kiêm, NH Nhà nước cần có động thái can thiệp ngay nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.

                                                                             Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục