Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh khiến người tiêu dùng khó khăn, lúng túng khi mua thực phẩm.

Giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh khiến người tiêu dùng khó khăn, lúng túng khi mua thực phẩm.

(HBĐT) - Chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là bước sang năm 2011. Dường như đã thành quy luật, những ngày cuối năm, giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thị trường luôn có chiều hướng tăng mạnh.

 

Những ngày cuối năm 2010 còn nhiều nguyên nhân khác khiến giá cả hàng hóa trên thị trường tăng đột biến, đó là giá vàng tăng đến mức chóng mặt, việc chuẩn bị điều chỉnh lương của cán bộ, công chức, thời tiết miền Bắc khô hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất… khiến các bà nội trợ hết sức khó khăn, lúng túng và phải thắt hầu bao để đảm bảo nhịp sống hàng ngày.

 

“Tăng mạnh nhất là thịt lợn- Chị Trịnh Thị Tuyến ở phường Đồng Tiến than vãn: “Cách đây 2 tuần, thịt lợn thăn giá 50.000 đồng/kg, giờ đã lên 65.000 đồng, tăng 15.000 đồng/kg. Thịt ba chỉ từ 45.000 đồng/kg cũng đã nâng lên 60.000 đồng. Thu nhập có hạn nên mỗi lần đi chợ đều phải tính toán chi ly. Giá cả tăng vọt nên bữa ăn hàng ngày cũng đạm bạc hơn”

 

Là thời điểm giao mùa và do hạn hạn kéo dài nên giá cả các loại rau, củ quả cũng tăng vọt. Chị Nguyễn Thị Hiền, chuyên buôn bán rau quả ở chợ Phương Lâm tỏ ra ngao ngán: “Giá rau, củ, quả tăng quá nhanh khiến chúng tôi thật sự khó mua, khó bán. Cách đây nửa tháng, một mớ rau cải giá 3.000 đồng, giờ đã lên 5.000 đồng. su hào, bắp cải, đậu các loại cũng tăng từ 1.500 – 2.000 đồng/kg. Giá tăng mà hàng bán lại chậm nên làm ăn khó lắm vì người tiêu dùng cũng tính toán, dè sẻn hơn”.

 

Không giêng gì thịt, rau, củ quả, giá các loại thuỷ sản cũng trượt dài theo “cơn lốc” tăng giá. Thực trạng đó khiến các trường bán công trên địa bàn thực sự lúng túng khi mua thực phẩm phục vụ bữa ăn cho các em học sinh hàng ngày. Chị Trần Thị Thơm, hiệu phó trường tiểu học Trần Quốc Toản (TPHB) bảy tỏ: “Các loại thực phẩm đều tăng, từ bìa đậu, mớ rau, lạng thịt, cân cá, quả trứng nên đảm bảo khẩu phần ăn cho các em học sinh là hết sức khó khăn. Yêu cầu cha mẹ học sinh đóng góp thêm tiền ăn cũng là vấn đề phải tính toán và có lộ trình. Chúng tôi thực sự lúng túng trước tình trạng giá cả hàng hóa tăng đột biến hiện nay”.

 

Giá cả thực phẩm tăng khiến chợ chiều trở nên nhộn nhịp hơn. Chị Nguyễn Thị Bội ở xã Sủ Ngòi (TPHB) chuyên làm nghề phụ hồ giải thích: Làm nghề phụ hồ thu nhập thấp lại không ổn định nên đi chợ chiều để hy vọng mua được hàng “giảm giá” bởi hàng tươi sống chủ yếu bán buổi sáng. Chiều về, thịt có ôi một tý, cá có ươn một tý, rau có héo đi và tất nhiên giá cũng sẽ giảm một tý. Rẻ được bao nhiêu, mừng bấy nhiêu.

 

Giá cả hàng hóa tăng, người mua lo lắng, người bán cũng buồn thiu vì sức mua giảm. Chị Nguyễn Thị Hòa, chuyên buôn bán thịt lợn ở chợ Thái Bình cho biết: Cách đây hơn 2 tuần, mỗi ngày, nhà tôi thịt từ 3- 4 con lợn, ngày nào cũng hết sạch hàng. Giờ đây, ngày nào nhiều lắm thì thịt 2 con, bình thường 1 con mà cả ngày vẫn không bán hết. Cuối ngày phải bán tống đi để gỡ vốn, để ế hàng càng khổ. Rõ ràng, giá cả hàng hóa tăng, bắt buộc người tiêu dùng phải tính toán, khó khăn chung mà.

 

Theo tính toán của các ngành chức năng chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,83% so với tháng trước. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,43%, chỉ số giá nhóm đồ uống, dịch vụ y tế, viễn thông, giáo dục ở mức 100%. So với tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,93%, giá vàng tháng 10/2010 so với tháng 9/2010, tăng 7,28%, so với tháng 12 năm 2009 tăng 15,58%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,3%, lương thực tăng 2,07% so với tháng trước. Đô la Mỹ so với tháng trước tăng 0,51%, so với tháng 12 tăng 1,70%, so với cùng kỳ tháng 10 năm trước tăng 7,25%. Đồng thời, dự báo từ ngay đến Tết Nguyên đán, giá cả các loại hàng hóa trên thị trường tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Thực trạng đó đang rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành để bình ổn giá cả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây cũng là thời điểm đòi hỏi người tiêu dùng tính toán tiết kiệm trong chi tiêu hơn nữa để thị trường ngày càng ổn định, phát triển.

 

 

                                                                                        Đức Phượng

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục