Doanh nghiệp làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Việt Á.

Doanh nghiệp làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Việt Á.

TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phân tích giai đoạn hiện nay phải chấp nhận duy trì mức lãi suất tương đối cao một thời gian để chống lạm phát

Tuy cần tiền để sản xuất kinh doanh vào dịp gần Tết Nguyên đán nhưng với lãi suất cao, hiện nhiều doanh nghiệp (DN) không dám tiếp cận vốn. Các ngân hàng (NH) cũng thận trọng giải ngân.

 
Siết điều kiện cho vay
 
Ngày 2-12, thị trường lãi suất tiếp tục nóng lên khi NH Á Châu tăng lãi suất huy động kỳ hạn 3 tuần lên 13,5%/năm, còn lãi suất kỳ hạn 3 tháng lên tới 14%/năm.
 
Trước đó, NH Đông Nam Á niêm yết lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng 14,7%/năm, đồng thời khách hàng đến hạn lĩnh tiết kiệm nếu gửi lại còn được tặng thêm 0,2% lãi suất.
 
Như vậy, thị trường lãi suất đầu vào (không kể lãi suất thỏa thuận ngầm) đã chạm ngưỡng 15%/năm, cộng với chi phí kinh doanh khoảng 3%/năm nên lãi suất đầu ra dưới 18%/năm.
 
Do cân đối chi phí đầu vào giữa các nguồn vốn nên nhiều NH cho biết lãi suất cho vay phổ biến 16%-18%/năm. Một lãnh đạo phụ trách tín dụng của NH Việt Á cho biết NH chỉ ưu tiên cho vay những khách hàng quen thuộc, lãi suất 16%-17%/năm.
 
Một số DN chấp nhận vay với mức lãi suất này nhưng rất dè dặt bởi chi phí vay vốn tăng lên làm tăng giá thành sản phẩm, khó tiêu thụ được hàng hóa. Mặt khác, NH cũng rà soát phương án kinh doanh của DN thật sự hiệu quả NH mới dám giải ngân.
 
 
 
Lãnh đạo của một số NH lớn cho biết nhu cầu vay vốn để dự trữ hàng hóa kinh doanh vào dịp Tết là rất lớn nhưng do lãi suất đã quá cao nên NH không dám rộng cửa cho vay.
 
Khi DN đề nghị vay vốn, NH phải chọn lọc kỹ từng khách hàng vì rủi ro của bên vay cũng là rủi ro của NH... Nếu khách hàng chấp nhận vay vốn bằng mọi giá thì NH sẽ siết chặt điều kiện cho vay vì lợi nhuận của nhiều ngành nghề kinh doanh không đủ để trả lãi vay.
 
Riêng lãi suất cho vay đối với DN xuất khẩu tại một số NH có thế mạnh về lĩnh vực này chỉ 14%/năm. Ngược lại, DN phải cam kết bán ngoại tệ cho NH, sử dụng các dịch vụ liên quan.
 
Đây phải chăng là một nghịch lý vì lãi suất đầu vào của các NH đã từ 14%-15%/năm? Tuy nhiên, nhiều người trong cuộc cho biết để bù lãi suất, NH tăng phí sử dụng dịch vụ, thu mua ngoại tệ với giá không như DN mong muốn, tính ra chi phí vay vốn cũng ngang ngửa mức lãi suất 16%-17%/năm...
 
Cầu ngoại tệ lấn cung
 
Trên thị trường ngoại tệ, tỉ giá VNĐ/USD có thời điểm lên tới 21.570 đồng/USD, lãi suất cho vay USD ngắn hạn từ 5,5%-6%/năm.
 
Lãnh đạo nhiều NH cho biết hiện nay nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khẩu không nhiều nhưng nhu cầu mua USD để trả nợ khá lớn. Tuy nhiên, không phải  thời điểm nào NH cũng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của các DN.
 
Trong khi đó, DN có nguồn thu ngoại tệ chỉ bán cho NH với mức giá gần bằng thị trường tự do. NH bán lại cho DN cũng với mức giá tương ứng.
 
Giới kinh doanh ngoại tệ cho rằng cung - cầu USD đang vào thời điểm “giao mùa” nên khá căng thẳng. Nhiều tháng trước, các DN đã thu gom ngoại tệ để chuẩn bị cho việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ lễ, Tết.
 
Còn nguồn cung từ kiều hối thì đến đầu năm 2011 mới tăng mạnh, trong khi các đầu mối ngoại tệ lớn vẫn tiếp tục tích cực thu gom, găm giữ  USD, thậm chí khi NH cần gấp ngoại tệ cũng phải huy động từ các đầu mối này...
 
TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phân tích giai đoạn hiện nay phải chấp nhận duy trì mức lãi suất tương đối cao một thời gian để chống lạm phát. Tuy nhiên, việc điều trị căn bệnh lạm phát bằng lãi suất cũng không thể kéo dài.
 
Vì vậy, bên cạnh chính sách tiền tệ đòi hỏi phải đẩy mạnh thực hiện chính sách tài chính nghiêm ngặt, phải thắt chặt chi tiêu công. Ngoài ra, Chính phủ cần can thiệp mạnh vào thị trường ngoại tệ để đưa tỉ giá ổn định, góp phần kiểm soát giá cả. Và khi đó lãi suất mới có điều kiện giảm một cách căn cơ.
 
 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục