Liệu năm nay, người tiêu dùng có phải chạy đôn chạy đáo để rút được tiền từ máy ATM phục vụ mua sắm Tết dù các ngân hàng khẳng định đã lên phương án chống nghẽn mạng ATM?

 

Mỗi dịp Tết đến, nhu cầu rút tiền mặt từ máy ATM của các ngân hàng (NH) để mua sắm của người tiêu dùng là rất lớn. Thế nhưng, năm nào, tình trạng “đến hẹn lại nghẽn” của máy ATM cũng xảy ra khiến nhiều người mướt mồ hôi. Đặc biệt năm nay, những ngày giáp Tết lại rơi vào cuối tháng - thời điểm các công ty, cơ quan Nhà nước chi trả lương, thưởng cuối năm-  càng khiến nguy cơ “tắc” máy ATM tăng cao.

 
Lễ, Tết là tắc
 
Dịp Tết Dương lịch vừa qua trùng vào ngày cuối tuần, người dân đi chơi, mua sắm tăng cao, lại thêm các công ty, doanh nghiệp chi trả lương cùng lúc đã khiến tình trạng nghẽn mạng ATM xảy ra ở nhiều nơi.
 
 
Công nhân lãnh lương qua thẻ ATM tại KCX Tân Thuận. Ảnh: HỒNG THÚY


Chị Vân Anh, nhân viên hành chính một công ty ở quận 3 – TPHCM, cho biết chị phải làm việc tới 21 giờ để chờ NH chuyển tiền cho nhân viên trong công ty do quá đông người giao dịch, hệ thống quá tải... Còn chị Minh, nhà ở quận Tân Bình – TPHCM, kể: Năm ngoái, ngày 28 tháng chạp, chị phải chạy vòng vòng mấy tuyến đường kiếm máy ATM mới rút được tiền đi sắm đồ Tết. Rút kinh nghiệm, năm nay, chị dự định sẽ rút ngay tiền thưởng Tết khi có, bởi ngày 27 tháng chạp về quê mới ra rút thì khả năng... về tay không là rất lớn.
 

Nên sử dụng thêm các dịch vụ khác

Khi gặp trường hợp bị nuốt thẻ, kẹt thẻ hoặc giao dịch báo lỗi nhưng vẫn bị trừ tiền..., khách hàng có thể liên hệ đến trung tâm dịch vụ khách hàng của các NH để được hỗ trợ.

Hiện hệ thống ATM tại các NH đã liên kết với nhau. Khi không rút được tiền từ NH này, khách hàng có thể rút ở máy ATM của NH khác với mức phí 3.300 đồng/lần giao dịch. “Chẳng hạn, NH Đông Á nằm trong 3 hệ thống chuyển mạch là VNBC, Banknet và Smartlink liên kết với nhau. Khách hàng chỉ cần thấy buồng máy ATM nào có dán logo của VNBC, Banknet hay Smartlink là có thể đến đó giao dịch” - bà Ngọc cho biết.

Các NH còn lưu ý với các giao dịch như truy vấn số dư, chuyển khoản..., khách hàng có thể dùng dịch vụ Internet Banking, SMS Banking thay vì ra máy ATM.

Theo lãnh đạo một số NH, hiện cả nước có khoảng 23 triệu thẻ thanh toán với trên 11.000 máy ATM khiến nguy cơ giao dịch ATM bị quá tải trong dịp Tết là khó tránh khỏi.
 
Chủ động đối phó
 
Nhằm đối phó với tình trạng này, nhiều NH đã đưa ra các phương án chống tắc nghẽn máy ATM. Bà Lý Thị Ngọc, Giám đốc Trung tâm Thẻ ATM NH Đông Á, cho biết hiện số lượng chủ thẻ của Đông Á đã hơn 5 triệu.
 
Với lượng chủ thẻ lớn cùng số máy ATM hiện có, Đông Á nhận định khả năng nghẽn mạng ATM, gây khó khăn cho khách hàng là có thể xảy ra. Vì vậy, NH đã chủ động lên kế hoạch chuẩn bị nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng bị nghẽn mạch. Chẳng hạn: Khi có tin máy ATM hết tiền, nhân viên túc trực sẽ nạp thêm tiền nhanh chóng.
 
Các hộc tiền dự phòng cũng được nạp sẵn để phục vụ công tác tiếp quỹ thuận lợi. Hệ thống camera giám sát ATM của NH sẽ luôn theo dõi tình hình hoạt động của từng buồng máy để xử lý sự cố kịp thời.
 
Một cán bộ Phòng Quản lý dịch vụ thẻ ATM của NH Ngoại thương (VCB) Chi nhánh TPHCM thông tin NH này cũng đã có kế hoạch đối phó với tình trạng nghẽn ATM dịp Tết. Theo vị cán bộ này, VCB là một trong những NH có lượng thẻ ATM phát hành lớn nhất cả nước. Những dịp lễ, Tết, không chỉ khách hàng là chủ thẻ của VCB mà nhiều khách hàng của NH khác trong hệ thống cũng rút tiền tại buồng ATM của VCB.
 
“Khi quan sát trên hệ thống mạng, thấy thùng ATM nào còn khoảng 100 triệu đồng là chúng tôi cho người đi nạp tiền bổ sung. ở các khu vực đông dân cư, trung tâm thương mại, siêu thị..., chúng tôi luôn cử nhân viên túc trực để nạp tiền vào buồng ATM nhanh chóng” - vị này cho biết.
 
Năm nào, phương án chống nghẽn mạng ATM cũng được các NH áp dụng. Tuy nhiên, tình trạng nghẽn vẫn liên tục xảy ra. Liệu dịp Tết năm nay, khách hàng có thể thật sự yên tâm khi sử dụng thẻ ATM rút tiền?
 
 
                                                                              Theo Báo NLĐ
 
 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục