Nông dân xã Trung Minh (thành phố Hoà Bình) nỗ lực thực hiện các biện pháp hướng dẫn “cứu” mạ.

Nông dân xã Trung Minh (thành phố Hoà Bình) nỗ lực thực hiện các biện pháp hướng dẫn “cứu” mạ.

(HBĐT) - Một trong những biện pháp được phường, xã trên địa bàn thành phố Hoà Bình áp dụng trờn 100% diện tích mạ gieo là che phủ nilon chống rét. Do không tuân thủ theo hướng dẫn đã xảy ra hiện tượng mạ chiêm - xuân chết rải rác ở các xã, nhiều nhất ở 2 xã Dân Chủ và Yên Mông. Thành phố Hoà Bình được ghi nhận là một trong hai địa phương có tỷ lệ mạ chết lớn nhất so với toàn tỉnh.

 

Theo ước tính, thành phố hiện đã xuống giống được 26 tấn, bằng khoảng 50% lượng giống phục vụ kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân. Có một thực tế là hiện tượng chết mạ ở các xã không chịu nhiều ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại mà nguyên do chính bởi bà con không che phủ ni lon đúng quy trình. Đến cuối giờ chiều ngày 18/1, thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật thành phố, tại xã Yên Mông đã có 4.000 m2 mạ chết, tương đương với 1.300 kg thóc giống. Qua kiểm tra xác định phần lớn diện tích mạ bị chết “nẫu” do vài ngày trước thời tiết nắng ấm vào buổi trưa, có lúc nhiệt độ tăng cao (trên 200 C), bà con đã không vén hai điểm đầu và cuối phủ nilon để thông hơi khiến mạ bị hấp nhiệt.

 

Thêm vào đó, nhiều hộ nông dân vẫn chưa có thói quen xử lý hạt giống khi ngâm, ủ đã tạo cơ hội cho nhiều loại nấm, vi khuẩn gây bệnh lây lan qua hạt giống như:  đốm vòng, thối bẹ, bạc lá, tiêm lửa, phồng lá... Bà con nông dân ở một số xã, điển hình như xã Dân Chủ có thói quen gieo trên nền nilon với lượng đất nền quá mỏng khiến mạ chết nhiều vì không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng gieo với mật độ dày cũng làm khả năng chết mạ nhiều hơn.

 

Hiện tượng mạ chết tuy mức độ ảnh hưởng đến khung thời vụ không nhiều nhưng đã gây thiệt hại đáng kể đến kinh tế các hộ làm nông nghiệp tại địa bàn. Theo ông Hoàng Văn Tuân – Trưởng trạm BVTV thành phố, giống lúa được bà con đưa vào sản xuất chính vụ gần như 100% là lúa lai, giá thành mỗi kg giống trên, dưới 80.000 đồng. Như vậy, với mỗi hộ có diện tích mạ chết bị “mất trắng” khoảng 300.000 tiền giống. Liên tục trong các ngày từ 16 -19/1, phòng kinh tế, trạm BVTV và Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế của thành phố đã xuống cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn bà con ngâm mạ bổ sung tránh lượng giống thiếu hụt. Với diện tích mạ có thể phục hồi, tiến hành phun hoá chất xử lý đảm bảo cây mạ sạch bệnh trước khi đưa ra ruộng sản xuất.

 

Ông Hoàng Văn Tuân khẳng định: Lịch thời vụ gieo mạ vẫn còn. Trạm đang tích cực phối hợp với phòng Kinh tế thành phố tuyên truyền, vận động nông dân các xã, phường có diện tích lúa cấy tích cực cập nhật thông tin dự báo thời tiết, chờ điều kiện thời tiết ấm lên tiến hành ngâm ủ giống, đảm bảo tiến độ gieo mạ. Đặc biệt lưu ý bà con xử lý hạt giống bằng nước muối, nước vôi trong theo quy trình hướng dẫn, xử lý đất gieo bằng bón vôi bột. Khuyến cáo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật che phủ nilon tránh nguồn bệnh, nấm gây hại. Với bà con có thói quen gieo mạ trên nền nilon hay bao dứa cần đảm bảo lượng bùn đất gieo có độ dày ít nhất từ 3 cm – 5 cm đáp ứng qúa trình sinh trưởng của mạ.

 

                                                                     

                                                                               Bùi Minh

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục