Nhiều hộ gia đình ở xã Ngòi Hoa tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất – hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều hộ gia đình ở xã Ngòi Hoa tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất – hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Hiện nay, việc tổ chức chăn nuôi lợn tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa đang được người dân huyện Tân Lạc quan tâm, đã và đang được áp dụng nhiều thành tựu KHKT để chuyển dần từ phương thức chăn nuôi tự túc sang chăn nuôi tính toán, có lãi. Đây cũng là mục tiêu chung về phát triển ngành chăn nuôi của huyện nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có uy tín, tăng thu nhập cho hộ chăn nuôi.

 

Do đó, Trạm KNKL huyện đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn nái tại xã Ngòi Hoa theo Chương trình 135. Với mục đích nâng cao năng lực áp dụng tiến bộ KHKT cho người nông dân chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn nái nói riêng, tận dụng tiềm năng thế mạnh về nguồn thức ăn, nhân lực nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Trên cơ sở tham gia mô hình là các hộ tự nguyện, có năng lực trong tiếp thu, áp dụng kỹ thuật được chuyển giao, cam kết thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi lợn nái, có kỹ năng, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái cho các hộ chăn nuôi khác đã lựa chọn được 20 nhóm hộ với mỗi nhóm 3 hộ tham gia

 

Trạm KNKL huyện đã tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia mô hình với các nội dung: kỹ thuật chọn giống, xây dựng và cải tạo chuồng trại; kỹ thuật phát hiện động dục, phối giống; chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn đầu, giai đoạn mang thai, giai đoạn đẻ và nuôi con; kỹ thuật chăm sóc lợn con, phòng trị một số bệnh thường gặp ở lợn.

 

Trạm KNKL đã cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho mô hình, phối hợp với khuyến nông xã đến các hộ hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức thực hiện một số hoạt động của mô hình như sửa chữa, xây dựng chuồng trại, thiết kế máng ăn, máng uống; mua và giao nhận lợn giống; hỗ trợ thức ăn và các vật tư khác; khám - chữa bệnh cho lợn trong trường hợp có lợn ốm. Trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ 60% về giống, cám, thuốc thú y, nông dân đầu tư 40%.

 

Sau 9 tháng thực hiện mô hình, tính đến thời điểm này, lợn của các hộ đã, đang và bắt đầu sinh sản. Cụ thể có 8 con đã phối giống, 3 con đang chuẩn bị phối. Mô hình về cơ bản đã đạt được một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo yêu cầu đề ra, đáp ứng được mong muốn cải tiến kỹ thuật của người chăn nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nói chung và nuôi lợn nái nói riêng. Chăn nuôi lợn nái đang mở ra hướng phát triển ngành chăn nuôi tại xã.

 

 

 

                                                                                                 Hải Linh

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục