Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã phát đi lời cảnh báo trên trang web chính thức của Bộ Công thương về việc nhiều doanh nghiệp (DN) của VN, do bất cẩn đã bị những kẻ lừa đảo tại Pakistan lừa bằng những thủ đoạn khá tinh vi.

 

Mua bông nhưng lại nhận được… đá và rác

Nội dung của lời cảnh báo mà Thương vụ Việt Nam tại Pakistan phát đi là: Thời gian gần đây, trên thị trường Pakistan nổi lên hiện tượng một số DN Việt Nam bị lừa đảo. Nguyên nhân mà những DN của VN bị lừa là do quá bất cẩn, dẫn đến sơ hở khiến bọn lừa đảo dễ dàng chiếm đoạt tiền.

DN nhập khẩu bông nhưng lại nhận được… rác và đá (Ảnh minh họa).
DN nhập khẩu bông nhưng lại nhận được… rác và đá (Ảnh minh họa).

Những bất cẩn mà các DN Việt Nam đã mắc phải như: DN không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao, không gửi chứng từ trước khi giao hàng, không thẩm định tên DN cũng như địa chỉ của đối tác…

Một ví dụ điển hình là Cty H (có địa chỉ tại TP.HCM) ký hợp đồng mua 150 tấn bông phế liệu của Cty SG TRADING CORPORATION, địa chỉ: Room No. 606, SS Chamber, SITE, Karachi, Pakistan. Điện thoại: 0092 312 3099870. Fax: 0092 12 2566103. Đại diện: ông John Ali. Email: johnali83@hotmail.com. Skype: johnali83. Cty H mở L/C qua ngân hàng Pakistan trả tiền ngay cho người bán.

Nhưng khi nhận được hàng, Cty H mở container thì thấy bên trong container chỉ toàn… đá và rác. Cty H. lập tức mời giám định và gửi thư khiếu nại đến khách hàng Pakistan. Tuy nhiên khách hàng Pakistan lập tức cắt đứt mọi liên lạc.

Theo đề nghị giúp đỡ của Cty, Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã tìm cách tiếp xúc với khách hàng và thông báo cho các cơ quan hữu quan của Pakixtan đề nghị hỗ trợ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tên Cty là đối tác của Cty H là tên giả. Địa chỉ Cty là 1 phòng khóa kín. Tài khoản của Cty tại ngân hàng đã bị rút hết tiền.

Mất tiền vì quá tin đối tác

Một Cty khác đóng trên địa bàn TP.HCM đã bị lừa hơn chục tấn cao su và chỉ nhận được một số tiền nhỏ đặt cọc. Đó là trường hợp của Cty V. ở TP.HCM. Sau khi chuyển 16,4 tấn cao su theo hợp đồng đã ký kết, khi làm thủ tục thanh toán thì “đối tác” là Cty GLOBAL TRADING CORPORATION đã “mất hút con mẹ hàng lươn”.

Theo hợp đồng, Cty GLOBAL TRADING CORPORATION có địa chỉ: Sialkot 51310 Pakistan. Người giao dịch: Mr. Naeem-Ur-Rehman, mobile phone: 0333 864 2136/ 0346 655 3687, E-mail: diamond_footballs@yahoo.com. Điều kiện thanh toán là đặt cọc 10% trị giá hợp đồng, phần còn lại thanh toán theo phương thức D/P.

Sau khi ký hợp đồng, phía người mua chuyển tiền đặt cọc. Người chuyển tiền đặt cọc là Mr. Umer Bilad S/o Sh. Bilad Ahmed, address: HNo. 516 Ali Ul Haq Road Model Town, Sialkot, Ph. 355 9851/0301 871 5151/0300 871 0351.

Sau khi nhận được tiền đặt cọc, Cty V tiến hành giao hàng, lập chứng từ thanh toán và gửi cho ROYAL EXCHANGE LTD. Địa chỉ: Sharif Center, Rang Pura Block No: 6, Sialkot 51310, Pakistan. BIC/Swift Code: ROEXPKK1XXX.

Tuy nhiên sau khi gửi chứng từ thanh toán, Cty V không nhận được số tiền còn lại. Cty V liên hệ lại với “khách hàng” Pakistan thì bặt vô âm tín, mọi thông tin liên lạc bị cắt đứt.

Theo đề nghị giúp đỡ của Cty V, Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan và Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cũng vào cuộc, tìm cách tiếp xúc với “khách hàng” và thông báo cho các cơ quan hữu quan của Pakistan đề nghị hỗ trợ.

Sau khi các cơ quan chức năng của VN và Pakistan vào cuộc, thì sự thật cho thấy tên Cty GLOBAL TRADING CORPORATION là tên giả. Địa chỉ Cty cũng là địa chỉ “ma”. Người chuyển tiền đặt cọc là 1 cá nhân, hiện cũng không liên lạc được. Tổ chức nhận chứng từ để làm thủ tục thanh toán theo phương thức D/P - ROYAL EXCHANGE LTD không phải là 1 ngân hàng mà chỉ là 1 đại lý thu đổi ngoại tệ, kiêm chuyển tiền ra nước ngoài theo kênh không chính thức.

Qua 2 vụ lừa đảo điển hình trên đây, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã phải phát đi lời cảnh báo để các DN Việt Nam biết và thận trọng hơn khi làm ăn với các đối tác tại thị trường Pakistan.

Một số chiêu thức rút ra từ các trường hợp lừa đảo tại thị trường Pakistan:

- Các tổ chức lừa đảo thường lấy tên giả có chữ cuối cùng là CORPORATION.

- Các tổ chức lừa đảo thường không đưa ra số điện thoại cố định, mà chỉ đưa ra số điện thoại di động. Không đưa ra số fax hoặc đưa ra số fax sai, không sử dụng được.

- Các tổ chức lừa đảo thường đưa ra các địa chỉ E-mail công cộng như hotmail.com/yahoo.com (địa chỉ E-mail của DN Pakistan thường là tên-doanh-nghiêp@cyber.net.pk).

- Các tổ chức lừa đảo thường đưa ra các điều kiện hợp đồng sao cho có thể tẩu tán tiền/hàng thật nhanh (trường hợp Cty H. là thanh toán bằng L/C trả tiền ngay. Trường hợp Cty V. là gửi thẳng chứng từ cho đại lý thu đổi ngoại tệ).

- Các tổ chức lừa đảo chỉ thực hiện được hành vi lừa đảo khi các DN Việt Nam quá sơ hở (trường hợp Cty H. là không yêu cầu tổ chức giám định uy tín kiểm tra hàng trước khi giao. Cty V. là không gửi chứng từ giao hàng qua ngân hàng).

 

 

                                                                                 Theo Bao LĐ

 

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” nền kinh tế từ việc giảm thuế VAT ở tất cả các ngành

Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục