Gần 2 ha nhãn của gia đình ông Bùi Văn Lực ở xóm Vố, xã Kim Bôi đang đồng loạt ra hoa hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Gần 2 ha nhãn của gia đình ông Bùi Văn Lực ở xóm Vố, xã Kim Bôi đang đồng loạt ra hoa hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

(HBĐT) - Hôm chúng tôi đến thăm ông Bùi Văn Lực ở xóm Vố, xã Kim Bôi (Kim Bôi) đúng lúc gia đình ông đang tập trung chăm sóc cho 0,5ha nhãn mới ra giống từ đầu tháng giêng vừa rồi. Ông Lực dừng tay rồi đưa chúng tôi đến chiếc bàn uống nước được kê trong khu vườn nhãn đang khép tán. Câu chuyện giữa chủ và khách diễn ra chẳng khác nào như “hội nghị đầu bờ” về phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trang trại.

 

Gia đình ông Lực hiện có gần 2 ha nhãn được ươm trồng từ năm 2003 theo kiểu “mỗi năm thêm một vài chục cây giống” đang đồng loạt ra hoa. Bằng kinh nghiệm của một lão nông khi nhìn vườn nhãn chiu chít những nụ cùng hoa, ông Lực phấn khởi nói với chúng tôi: - Năm nay chắc sẽ được mùa. Nếu trời cho mưa thuận, gió hòa, 2 ha nhãn này cho một khoản tiền không nhỏ. Khi được hỏi về thu nhập từ vườn nhãn của những năm trước, ông Lực khiêm tốn đáp lại: - Tính bình quân được khoảng dăm, bảy chục triệu đồng mỗi năm. Số tiền này dành cho những việc lớn và đầu tư mở rộng vườn nhãn. Còn mọi chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày trông cả vào đàn gà, lợn bản địa thả rông trong vườn. Thấy trồng nhãn có hiệu quả, hơn chục hộ dân trong xóm đã nhờ ông Lực tư vấn về kỹ thuật, mua hộ giống để trồng, bước đầu cho kết quả tốt.

 

Chủ tịch UBND xã Bùi Huy Đợi cho biết, toàn xã Kim Bôi có gần 800 hộ dân với 3700 nhân khẩu và 112 ha lúa, màu. Là xã thuần nông nhưng trên địa bàn hầu như không có hệ thống thủy lợi, việc tưới tiêu cho cây lúa và hoa màu phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên. Vì vậy, với 60 ha đất 2 vụ lúa, xã đã chỉ đạo đưa các giống lúa mới vào thâm canh tăng năng suất lo đủ “cái ăn” cho các hộ dân. Diện tích đất màu, hàng trăm ha đất đồi rừng được bà con trồng rau màu, ngô, sắn nhưng bị động về nguồn nước, nhất là khi tình trạng khô hạn ngày càng tăng làm cho cây màu thất thu. Vì vậy, bà con chủ động chuyển sang trồng cây ăn quả. Song do chưa có kinh nghiệm nên vườn cây của các hộ dân thuộc loại vườn tạp với nhiều loại cây ít có giá trị kinh tế, kém hiệu quả. Từ khi ông Bùi Văn Lực ở xóm Vố đưa giống nhãn Hương Chi từ Hưng Yên về trồng ở vườn đồi cho thu nhập cao, đã có nhiều hộ làm theo. Hiện, toàn xã có khoảng 10 ha đất đồi được trồng nhãn nhưng tập trung ở một số hộ dân có tiềm lực kinh tế. Phần lớn các hộ dân trong xã đều muốn đưa cây nhãn về vườn nhà mình, song không có điều kiện. Nắm bắt được nguyện vọng của người dân, từ tháng 8- 2010, Đảng bộ xã Kim Bôi đã ra nghị quyết chuyên đề: - “Cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trước mắt tập trung vào cây nhãn Hương Chi”. Theo đó, UBND xã động viên ông Lực cùng một số hộ có kinh nghiệm thực hiện dồn điền đổi thửa, cùng hợp tác xây dựng 2 mô hình trình diễn trồng nhãn Hương Chi: - một ở xóm Vố có quy mô khoảng 3 ha và một ở xóm Bôi Câu (5 ha) đều là khu đất bãi màu ven sông, đất vàn cao thiếu nước tưới. Hai mô hình này được xây dựng từ đầu năm 2011 nhằm giúp cho nông dân trong xã đến học tập kinh nghiệm, nhờ mua  nhãn giống. Nghị quyết chuyên đề nêu rõ, từ năm 2011, mỗi hộ dân trồng 10 cây/năm để đến năm 2015 có khoảng 60% diện tích màu, đất đồi rừng trong xã được trồng nhãn Hương Chi. Chuẩn bị cho “chiến dịch” trồng nhãn, từ tháng 10- 2010 đến nay, xã đã mở 8 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng cho 350 lượt người; tổ chức cho 220 lượt người đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình trồng nhãn, cam ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Các Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CCB đứng ra làm tín chấp cho bà con, hội viên vay vốn mua cây giống, phân bón. Kết quả, toàn xã Kim Bôi đã trồng mới khoảng 5 ha nhãn; đảm bảo chỉ tiêu 10 cây/hộ.

 

Như để tăng sức thuyết phục cho nghị quyết chuyên đề này, ông Bùi Văn Dân - Chủ tịch MTTQ xã tiếp tục dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn nhãn của gia đình ông cũng vừa ra giống cùng mô hình trình diễn ở xóm Vố.  Những hàng nhãn đã bén rễ hồi xanh, đang bật lên nhưng chồi non, lộc biếc dưới làn mưa xuân như báo hiệu một tương lai mới đang mở ra cho người dân xã Kim Bôi này./.

                                                                Đặng Ngọc Oanh

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục