Nếu theo lý thuyết thì giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng/lần, 1 năm 4 lần, nhưng thực tế thì không phải như vậy.

 

Căn cứ vào các biến động của 3 thông số đầu vào cơ bản của giá điện và Bộ Công Thương cân nhắc việc tăng giá ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế, sẽ quyết định có chấp thuận việc tăng giá của EVN hay không - Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo công bố Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ về giá điện theo cơ chế thị trường, được Bộ Công Thương chủ trì ngày 22.4.

Liệu sau khi thực hiện cạnh tranh trong ngành điện, chất lượng phục vụ có tốt hơn?    Ảnh: KỲ ANH
Liệu sau khi thực hiện cạnh tranh trong ngành điện, chất lượng phục vụ có tốt hơn? Ảnh: KỲ ANH

Nhiều khả năng chưa tăng giá điện từ 1.6

Ông Hoàng Quốc Vượng khẳng định: Cho đến thời điểm này, chưa đủ cơ sở để khẳng định giá điện có tăng tiếp hay không, dù theo quyết định của Thủ tướng, về nguyên tắc EVN được phép đề xuất việc tăng giá điện.

Cũng theo QĐ 24, trước thời điểm 1.6 tới, Bộ Công Thương phải hoàn tất và ban hành 2 thông tư, thông tư hướng dẫn thực hiện giá bán điện chi tiết cho các nhóm khách hàng và thông tư hướng dẫn thực hiện giá bán điện theo các thông số đầu vào cơ bản. Chưa có các thông tư này, EVN cũng chưa thể có căn cứ để đề xuất việc tăng giá.

Ông Vượng cho biết, để tính toán mức biến động của các thông số đầu vào, EVN phải căn cứ vào mức biến động bình quân của 3 tháng liên tiếp, nếu tăng trên 5% so với các thông số hiện hành phải có văn bản đề xuất, Bộ Tài chính thẩm định và Bộ Công Thương tập hợp, báo cáo Thủ tướng phê duyệt. Việc quy định như vậy vừa tạo sự minh bạch, có sự giám sát và thẩm định của các bộ, ngành, lại đảm bảo được điều chỉnh giá điện được thực hiện kịp thời nhất. Ngoài ra, để thực hiện thị trường điện cạnh tranh theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực và EVN chuẩn bị những điều kiện cần thiết để hình thành thị trường.

Hiện các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết đã được ban hành, các công việc liên quan đến hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền cũng đang được hoàn thiện để có thể vận hành thị trường bắt đầu từ 1.7 tới.

Khi giá bán điện theo cơ chế thị trường được vận hành, theo Thứ trưởng Vượng, giá mua điện của EVN đối với các Cty phát điện cũng thay đổi, cập nhật các thông số đầu vào hình thành giá. Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN nhanh chóng chuyển đổi hợp đồng mua bán điện theo hợp đồng mới, trong đó, giá mua điện gồm 2 thành phần: Giá cố định và giá biến đổi sẽ tính đến sự biến động của các yếu tố đầu vào.

EVN muốn minh bạch giá điện

Theo Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực VN (EVN) Đinh Quang Tri, hiện EVN đang là “con nợ” lớn của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) và Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN (TKV) do các chi phí mua điện giá cao của các tập đoàn này trong các năm 2008-2010 vẫn chưa được phân bổ vào giá điện. “Khi phê duyệt phương án tăng giá điện từ 1.3, EVN đã không được phép tính toán để phân bổ vào giá khoản lỗ hơn 8.000 tỉ đồng do mua điện giá cao từ các nguồn ngoài EVN (trong đó, hiện EVN nợ PVN khoảng 5.000 tỉ đồng và nợ TKN hơn 1.000 tỉ đồng).

Đồng thời, lỗ phát sinh do tỉ giá biến động tính đến 31.12.2010 cũng lên tới 17.000 tỉ đồng” - ông Tri than vãn. “Với những khoản nợ này, theo chế độ kế toán đều phải phân bổ hết vào giá thành, nhưng như thế thì giá điện tăng quá cao, khó được chấp nhận. Vì vậy, chúng tôi đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình phân bổ các chi phí này vào giá điện.

Chúng tôi kiến nghị cho chúng tôi được tính toán các khoản đã đến hạn trả nợ, ưu tiên các khoản phải trả cho các hợp đồng mua điện của các Cty nước ngoài như Hiệp Phước, BOT Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3 và các hợp đồng vay vốn nước ngoài đã đến hạn trả. Trên thực tế, chỉ cần Chính phủ cho phép  tính các khoản này vào giá điện thì chúng tôi cũng bớt khó khăn và phần nào cân đối được tài chính”.

Ông Tri cũng cho biết, hiện giá điện đã được điều chỉnh tăng từ 1.3, nhưng đến tháng 4 ngành điện mới có doanh thu, trong khi 6 tháng đầu năm, EVN đã phải đổ dầu để chạy, mà càng trưng dụng nhiều nhà máy chạy dầu, EVN càng lỗ. “Thực ra, chúng tôi rất mong Chính phủ sớm thị trường hóa giá điện và cạnh tranh trong ngành điện, các doanh nghiệp cùng chia sẻ khó khăn với EVN.

Khi đó, giá điện sẽ được xác định bởi thị trường, chứ chỉ có một mình EVN thì không biết thế nào là hợp lý. Để hình thành cơ cấu thị trường điện cạnh tranh, Thủ tướng đã quyết định chia nhỏ EVN thành 3 TCty phát điện, tuy nhiên vẫn cho phép trực thuộc EVN. Ông Tri cho rằng: Không phải chúng tôi muốn “ôm”, mà hiện nay nếu để các TCty này ra độc lập thì sẽ không vay được vốn để triển khai các dự án điện.

Hiện các tổ chức quốc tế không chấp nhận cho các Cty chưa rõ năng lực tài chính vay vốn. Lộ trình này sẽ mất khoảng 3 năm, khi các TCty này đủ mạnh mới tách dần ra khỏi EVN.    

Chưa trích lập Quỹ bình ổn giá điện ngay

Theo bà Nguyễn Thanh Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cục này sẽ tham mưu trình Bộ Tài chính cơ chế hình thành, quản lý Quỹ bình ổn giá điện. Tuy nhiên, hiện nay đang còn nhiều chi phí của EVN chưa được hoạch toán đủ vào giá điện nên nếu áp dụng ngay Quỹ bình ổn giá, nhiều khả năng giá điện sẽ bị đội lên cao. Vì vậy, theo bà Hương, trước mắt Bộ Tài chính chưa yêu cầu trích lập Quỹ bình ổn giá điện. “Chỉ khi nào xử lý hết các khoản nợ đang treo của EVN thì mới đưa chi phí quỹ bình ổn vào giá bán điện” - bà Hương nói.

 

                                                                                  Theo Bao LĐ

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục