Cán bộ Trạm KN huyện Kỳ Sơn hướng dẫn bà con nông dân xã vùng cao Độc Lập cách trồng và chăm sóc cây đậu tương vụ xuân.

Cán bộ Trạm KN huyện Kỳ Sơn hướng dẫn bà con nông dân xã vùng cao Độc Lập cách trồng và chăm sóc cây đậu tương vụ xuân.

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có các xã: Độc Lập và 2 xóm Bình Tiến, Dối của xã Dân Hạ được hưởng lợi từ Chương trình 135, giai đoạn II. Năm 2006, đời sống dân sinh, kinh tế trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, giao thông đi lại không thuận lợi, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã này chiếm trên 50%; đến hết năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 34,19%.

 

Từ năm 2006 - 2010, các nơi này đã được đầu tư hơn 5,8 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng; hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ cho 634 hộ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất như: gieo, trồng lúa, trồng keo, nuôi lợn, cá... Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã tập huấn cho 190 người dân tộc thiểu số, 50 thanh niên dân tộc thiểu số được hỗ trợ đào tạo nghề; có 220 lượt người được tập huấn chuyển giao kỹ thuật và 155 hộ gia đình được nhận hỗ trợ máy móc công cụ sản xuất. Ngoài ra, Chương trình còn giúp cải thiện đời sống cho người dân cả về vật chất và tinh thần. Do đó, huyện chủ trương ưu tiên xây dựng những công trình phúc lợi có ý nghĩa thiết thực nhất, nơi nào cần thì làm trước. Các xã lấy ý kiến của nhân dân lựa chọn công trình để xây dựng, đồng thời thành lập các Ban giám sát cộng đồng để theo dõi, kiểm tra quá trình thi công. Chính nhờ vậy, một loạt công trình đường giao thông, điện, nước sạch, thủy lợi, trường học lần lượt được hoàn thành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của từng xã và nâng cao mức sống của nhân dân. Bên cạnh đó, chương trình đặc biệt ưu tiên mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình 135 đã được huyện triển khai thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và nguyện vọng của người dân. Các công trình xây dựng cơ bản được phân bổ tương đối đều khắp và đến tận các thôn, xóm. Trước khi lựa chọn các công trình để đầu tư xây dựng, các xã đều công khai họp dân, căn cứ vào nguyện vọng của bà con và xem xét tính hiệu quả của mỗi công trình trong sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Ngoài ra, nguồn kinh phí của Chương trình dành cho hỗ trợ sản xuất được cấp trực tiếp xuống từng hộ theo kết quả bình xét đối tượng từ thôn, bản. Huyện còn tiến hành lồng ghép nguồn kinh phí này với các chương trình, dự án trọng điểm khác như: trợ cước, trợ giá, chương trình thủy lợi, nước sạch nông thôn... Hiệu quả của phối hợp các chương trình, dự án đã tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, thâm canh tăng vụ, giúp xóa đói - giảm nghèo. Bên cạnh đó, thực hiện hợp phần trợ giúp pháp lý, qua đó, nhận thức về pháp luật của người dân được nâng lên. Qua hợp phần hỗ trợ con em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đến trường đã giúp cho số trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt cao, số học sinh nghỉ học giữa chừng giảm đáng kể.

 

Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn huyện, ông Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Qua 5 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II đã có nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học... được đưa vào sử dụng, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Diện mạo các xã đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi. Bên cạnh những chuyển biến trong đời sống của người dân, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân từng bước được nâng lên. Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia khác để đầu tư có chiều sâu đối với từng hợp phần của Chương trình. Đặc biệt, huyện xác định chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói - giảm nghèo cho đồng bào là nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở cùng với kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư xây dựng công trình cũng sẽ được tăng cường. Hy vọng rằng, với sự đầu tư của Nhà nước cùng những cố gắng, nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, cuộc sống của đồng bào vùng dân tộc Kỳ Sơn sẽ ngày càng phát triển ổn định, bền vững./.

 

                                                                                       Đinh Thắng

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục